Cụ thể, trái phiếu kỳ hạn 10 năm huy động được 2.500 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 2,36%/năm, giảm 0,06%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó.
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm huy động được 4.000 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 2,59%/năm, giảm 0,03%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó.
Trái phiếu kỳ hạn 30 năm huy động được 1.000 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 3,17%/năm, giảm 0,07%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó.
Lãi suất thực hiện tại các kỳ hạn 5 năm, 7 - 10 năm, 20 năm và 30 năm giảm từ 1 đến 100 điểm cơ bản so với phiên gần nhất.
Trong phiên đấu thầu trước đó (30/11/2020 - 4/12/2020), Kho bạc Nhà nước đã gọi thầu 12.000 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu giảm mạnh (6-8bps) ở cả 3 kỳ hạn 10, 15 và 20 năm.
Theo SSI Research, tính từ đầu năm đến nay Kho bạc Nhà nước đã phát hành tổng cộng 292.3 nghìn tỷ đồng, hoàn thành tới 97.4% kế hoạch phát hành đã điều chỉnh của cả năm, đồng nghĩa Kho bạc Nhà nước chỉ cần phát hành thêm khoảng 7.7 nghìn tỷ trong 4 phiên đấu thầu sắp tới là hoàn thành kế hoạch. Áp lực phát hành trong ngắn hạn khá thấp cùng với kỳ vọng giảm lãi suất khiến cho lợi tức Trái phiếu Chính phủ chịu áp lực giảm mạnh trong 2 tuần gần đây.
Lợi tức trái phiếu cũng giảm từ 1-7bps ở các kỳ hạn 5-20 năm. Chốt tuần ở mức như sau: 1Y (0.17%, 0 bp); 3Y (0.41%; +4 bps); 5Y (1.16%, -3 bps); 10Y (2.39%, -4 bps); 15Y (2.58%, -7 bps); 20Y (3.03%, -1 bp); 30Y (3.18%, 0 bp).
Thanh khoản thị trường giảm mạnh sau tuần bùng nổ trước đó, về mức 42.4 nghìn tỷ đồng (-43% so với tuần trước). Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 454 tỷ đồng, lũy kế mua ròng gần 5 nghìn tỷ đồng từ đầu năm đến nay.
-
Liệu có rủi ro khi ồ ạt phát hành trái phiếu?
CafeLand - Đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã phát hành trái phiếu huy động vốn với mức lãi suất cao, có nơi lên tới 18%. Nhiều nhà đầu tư lo ngại liệu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu bất động sản có phải là kênh đầu tư rủi ro hay không vì doanh nghiệp phát hành thường không vay được vốn ngân hàng.