Một số công trình lớn của Đèo Cả bao gồm hầm Hải Vân, Đèo Cả, Cù Mông. Năm 2019, Đèo Cả tham gia dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, dự án trước đó đã chậm tiến độ, triển khai trong 10 năm nhưng chỉ được 10% công việc.
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Vốn đầu tư: 27.200 tỉ đồng
Bản đồ hướng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (đường đỏ). Ảnh: Cửu Long
Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là đoạn cuối cùng thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đi qua địa phận của 6 địa phương: Vĩnh Long (10,5km), Cần Thơ (6km), Hậu Giang (61,6km), Bạc Liêu (7,7km), Kiên Giang (17,1km) và Cà Mau (21,9km).
Dự án được chia ra làm hai phân đoạn, đoạn Cần Thơ – Hậu Giang có chiều dài 37,65km và đoạn Hậu Giang – Cà Mau có chiều dài 73,3km.
Giai đoạn phân kỳ tuyến đường được đầu tư 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp (có một số điểm dừng khẩn cấp), bề rộng nền đường 17m, vận tốc tối đa đến 80 km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh, sẽ được đầu tư có 2 làn dừng khẩn cấp, bề rộng nền đường 25m, vận tốc tối đa 120 km/h.
Dự án được khởi công ngày 1/1/2023, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2026.
Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Vốn đầu tư: 22.690 tỉ đồng
Sơ đô hướng tuyến Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Dự án có chiều dài hơn 121km (qua địa phận Lạng Sơn khoảng 52km, qua địa phận Cao Bằng hơn 69km). Đồng thời, điều chỉnh quy mô phân kỳ dự án, giai đoạn 1 đầu tư 93,35km tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn đến điểm giao với quốc lộ 3 huyện Quảng Hoà, Cao Bằng. Giai đoạn 2, đầu tư tiếp 27,71km còn lại tại điểm cuối thuộc ranh giới quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh.
Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án 22.690 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 1 khoảng 13.174 tỉ đồng và giai đoạn 2 khoảng 9.516 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 từ năm 2020 - 2025, giai đoạn 2 sau năm 2025.
Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
Vốn đầu tư: 20.470 tỉ đồng
Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn có chiều dài là 88km, trong đó đoạn đi qua Quảng Ngãi dài 60,3km và đoạn đi qua Bình Định dài 27,7km. Trong đó, điểm đầu kết nối đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi và điểm cuối giao với đường tỉnh 629 thuộc phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, kết nối với đường cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn.
Trên tuyến có 3 hầm xuyên núi với chiều dài mỗi hầm lần lượt là 610m, 698m và 3.200m. Sau khi hoàn thành, hầm số 3 sẽ trở thành hầm có chiều dài lớn thứ 3 cả nước, sau hầm Hải Vân và hầm Đèo Cả, đồng thời cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn là đoạn tuyến có nhiều hầm nhất trên tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Dự án được khởi công ngày 1/1/2023, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2026.
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
Vốn đầu tư: 19.470 tỉ đồng
Bình đồ hướng tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Đầu năm 2021, Hưng Thịnh Incons (HTN) đã công bố bầu ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch Đèo Cả - chính thức đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Công ty từ ngày 22/2/2021. Ông Hoàng hiện cũng đang làm Thành viên độc lập HĐQT Hưng Thịnh Icons.
Trong đó, liên danh nhà đầu tư Tập đoàn Đèo Cả - Tập đoàn Hưng Thịnh - Tập đoàn Nam Miền Trung được chọn thực hiện dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 67km với quy mô đầu tư giai đoạn 1 có nền đường rộng 17m, 4 làn xe.
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
Vốn đầu tư: 12.189 tỉ đồng
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Bắc Giang - Chi Lăng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn là dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua địa phận hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, chia thành hai đoạn là đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng và đoạn Chi Lăng – Bắc Giang.
Đoạn Chi Lăng – Bắc Giang có chiều dài 64km, trong đó đoạn qua Bắc Giang dài 22km và đoạn qua Lạng Sơn dài 42km, có điểm đầu giao cắt với Quốc lộ 1 tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và điểm cuối nối với Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang.
Công trình được khởi công xây dựng vào năm 2015, thông xe kỹ thuật vào ngày 29/9/2019 và chính thức đưa vào vận hành, khai thác vào ngày 15/1/2020.
Đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng dài 43km sẽ được khởi công vào cuối năm 2023. Giai đoạn 1, đường được đầu tư phân kỳ 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp (có một số điểm dừng khẩn cấp cách quãng 4 – 5km/1 điểm), mặt đường rộng 17m, tốc độ 80km/h, các đoạn đào sâu, đắp cao, gia cố mái taluy dương, xử lý nền đường đất yếu..., bề rộng nền đường thực hiện với quy mô hoàn chỉnh 6 làn xe. Giai đoạn 2 sẽ nâng lên 6 làn xe, làn đường rộng 32,25m, tốc độ 100km/h.
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo
Vốn đầu tư: 8.925 tỉ đồng
Hai đoạn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết đã thông xe vào ngày 19/5.
Dự án có tổng chiều dài 78,5km, điểm đầu tại phía sau nút giao Cam Ranh (điểm cuối dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm) thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Điểm cuối tại phía trước nút giao Vĩnh Hảo, trùng điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Dự án có tổng vốn đầu tư 8.925 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 3.786 tỉ đồng (vốn chủ sở hữu khoảng 1.030 tỉ đồng, vốn vay khoảng 2.756 tỉ đồng); nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 4.199 tỉ đồng.
Gói thầu XL1 đoạn Chí Thạnh - Vân Phong
Vốn đầu tư: 4.303 tỉ đồng
Gói thầu XL01 của đoạn cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong thuộc dự án cao tốc Bắc Nam do Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Tổng công ty Thăng Long - CTCP, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc, Công ty Cổ phần Xây dựng Dịch vụ và Thương Mại 68 làm chủ đầu tư.
Dự án có chiều dài 24km, từ Km0 đến Km24 trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tổng giá trị gói thầu là 4.303 tỉ đồng. Trên tuyến, ngoài phần đường còn có 16 cầu (11 trên tuyến chính và 5 cầu trên tuyến ngang và nút giao). Dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2025.
Toàn tuyến cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong dài hơn 48km được chia làm 2 gói thầu. Trong đó gói XL02 đã được khởi công từ ngày 1/1/2023, hiện các nhà thầu đã triển khai công tác xây dựng lán trại ở công trường, phát quang địa hình và tổ chức thi công ngay sau lễ khởi công.
Ngoài những dự án trên, Tập đoàn Đèo Cả còn đầu tư các dự án khác như xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu, cao tốc Mai Sơn - QL45, tuyến đường T1,T2 thuộc sân bay Long Thành…
-
Cú bắt tay trị giá 6 tỉ USD giữa Đèo Cả và tập đoàn nước ngoài để xây đường sắt xuyên biên giới
Tập đoàn Đèo Cả ký kết thoả thuận liên danh với Tập đoàn Petroleum Trading Lao (PTL) Holding tiến tới hợp tác thực hiện dự án đường sắt kết nối Việt –Lào với tổng mức đầu tư lên tới 6 tỉ USD (tương đương 149.550 tỉ đồng).
-
Cao tốc Bắc - Nam: Đèo cả "rót" 10.000 tỉ đồng để thi công giai đoạn 2
Chiến lược phát triển giai đoạn 2022 – 2030, Đèo Cả sẽ tham gia thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 tương đương giá trị khoảng 10.000 tỉ đồng; đấu thầu các dự án đầu tư công khác với giá trị khoảng 15.000 tỉ đồng.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).