CafeLand – Đây là nhận định của Ngân hàng Standard Chartered trong báo cáo “Việt Nam – tăng trưởng nhanh nhưng không nguy hiểm" mới được công bố gần đây, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Ngân hàng này duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế việt Nam sẽ đạt 7% trong năm 2018, nhờ khu vực sản xuất hàng điện tử có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ và hoạt động tiêu dùng tăng.

Lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong nửa cuối năm nay.

Ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered phân tích, Việt Nam tăng trưởng 7,1% trong nửa đầu năm, trong đó quý 2 có chậm lại một chút so với mức 7,4% của quý 1.

Theo ông, kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra đến nay, đây là năm đầu tiên mức tăng trưởng trong quý 2 chậm hơn quý 1, nhưng nó là dấu hiệu cho thấy sự tập trung vào tăng trưởng bền vững trong trung hạn. "Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm nay sẽ duy trì mạnh mẽ, dù chậm hơn một chút so với nửa đầu năm.”

Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam được nhận định sẽ ở mức cao trong năm 2018, 2019 và 2020, với mức vốn đăng ký đạt 17 tỷ USD mỗi năm và sẽ tiếp tục chảy mạnh vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng điện tử trong trung hạn.

Báo cáo cũng nhận định mức tăng trưởng ổn định ở lĩnh vực dịch vụ, đi đầu là hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ ở trong nước, sẽ hỗ trợ tăng trưởng chung của cả năm 2018. Lĩnh vực dịch vụ, vốn đóng góp gần 40% cho nền kinh tế, dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm, sau khi đạt mức tăng 7% trong nửa đầu năm.

  • WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,8% trong năm 2018

    WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,8% trong năm 2018

    CafeLand – Đây là dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) trong báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương được công bố mới đây. WB đánh giá nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tốt nhờ kinh tế toàn cầu khôi phục bền vững và những cải cách trong nước.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.