29/11/2011 1:00 AM
Các vấn đề của châu Âu và Mỹ chắc chắn ảnh hưởng tới Việt Nam dưới một số hình thức. Nhưng nếu các quốc gia Đông Á tiếp tục tìm cách để gia tăng sự thịnh vượng quốc gia trong khi tối thiểu hóa bất bình đẳng xã hội, nợ và xung đột khu vực thì Đông Á sẽ trở thành khu vực chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới, GS. David Pickus bình luận.
LTS: Tình hình kinh tế châu Âu và Mỹ đang diễn biến phức tạp. Liệu những biến động kinh tế ở các khu vực trung tâm của kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam. GS David Pickus, Đại học Arizona State có bài bình luận độc quyền dành cho Diễn đàn kinh tế Việt Nam.


Mỗi ngày, các bản tin chính mới đều thông báo sự tiếp diễn của các vấn đề kinh tế tại châu Âu và Mỹ. Điều gì đang diễn ra và chúng ta nên hiểu chúng như thế nào?


Điều đầu tiên cần nói là chúng ta không nên mong đợi sự hiểu biết hoàn toàn về các vấn đề này. Nếu bạn đang đứng trên một con phố đông đúc tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, chắc chắn bạn sẽ chỉ nhìn thấy một phần nhỏ những điều đang diễn ra xung quanh bạn. Tương tự vậy với các vấn đề thế giới, chỉ có điều là giao thông đường phố trên thực tế thì dễ hiểu và dễ dự đoán hơn so vơi thực tế nhân loại xung quanh ta.


Tuy nhiên, vẫn có những điều chúng ta có thể làm để hiểu rõ hơn về tình hình toàn cầu. Điều đầu tiên phải tránh là sự cám dỗ khiến mọi người tin rằng tất cả các vấn đề đều có thể được giải thích với một lời giải thích duy nhất và đơn giản.


Tôi biết rằng có rất nhiều bài báo khẳng định là có lời giải thích bao quát và một số bài thực sự có cái nhìn thấu đáo. Tuy nhiên, những bài viết như vậy có xu hướng ngầm ý rằng bạn chỉ nên chú ý vào điều mà tác giả muốn bạn xem và bỏ qua tất cả những điều không phù hợp với giả thuyết đó.


Do vậy, nếu chúng ta không thể khám phá ra một công thức đơn giản, chúng ta nên làm gì? Theo tôi, chúng ta nên nhìn nhận một cách cẩn trọng một số vấn đề chính của ngày này và sau đó nhìn lại lịch sử để tìm ra những mô hình quan trọng. Dưới đây là hai điều về tình hình hiện tại mà chúng ta nên lưu ý.


Đầu tiên, và đây là điều mà hầu hết mọi người đều hiểu, giá lương thực, vận tải và nhiên liệu đã tăng và tiếp tục tăng nhanh hơn so với tiền lương. Lạm phát loại này là một hiện tượng toàn cầu, diễn ra dưới những hình thức khác nhau tại Việt Nam, Mỹ và rất nhiều nước khác.


Thứ hai, và đây là điều rất ít người hiểu được đầy đủ, tại nhiều nước, mối quan hệ giữa chính phủ và các ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng. Ví dụ, cả Hy Lạp và Ý hiện tại đều có những thủ tướng mới không thông qua bầu cử mà công việc chính của họ là tìm ra cách để đảm bảo rằng chính phủ của họ tiếp tục vay mượn từ các ngân hàng nước ngoài. Nếu họ không thể làm được điều này, toàn thể quốc gia bị vỡ nợ và do vậy lúc đó họ phải vay mượn nhiều tiền hơn để bắt đầu trả lại những gì họ đã nợ.


Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?
Cả Hy Lạp và Ý hiện tại đều có những thủ tướng mới không thông qua bầu cử mà công việc chính của họ là tìm ra cách để đảm bảo rằng chính phủ của họ tiếp tục vay mượn từ các ngân hàng nước ngoài. Nếu họ không thể làm được điều này, toàn thể quốc gia bị vỡ nợ.

Trong khi đó, bản thân các ngân hàng cũng đang phải đàm phán với các thể chế lớn hơn như Đức và Liên minh châu Âu để xem liệu họ có thể thay đổi các quy định để đảm bảo thanh toán cho các nước mắc nợ nặng nề. Đây là sự biến đổi về các tranh luận "quá lớn để thất bại" bởi vì nỗi sợ hãi rằng nếu các nước như Hy Lạp và Ý vỡ nợ một cách hỗn loạn thì các ngân hàng cho các nước này vay hàng tỷ đô la cũng sẽ sụp đổ, gây hoảng loạn kinh tế quốc tế và khả năng to lớn về một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng.


Như đã nói, vấn đề của mối quan hệ giữa các chính phủ và các ngân hàng phức tạp đến nỗi chúng ta nên cẩn thận với bất kỳ lời giải thích nào nhằm làm rõ các mối quan hệ này. Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng vấn đề này ảnh hưởng đến không chỉ châu Âu.


Theo một cách nào đó, mối quan hệ rối loạn giữa các chính phủ và các ngân hàng thực tế đang ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Ví dụ, tại thời điểm hiện tại, chính phủ Mỹ đang cố gắng, và thất bại, để tìm ra các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách. Nếu nước này không thể làm vậy, xếp hạng tín dụng của nó sẽ giảm xuống khiến cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế càng trở nên khó khăn hơn.


Thật vậy, vấn đề mấu chốt là liệu có bất kỳ một mô hình nào chúng ta có thể tìm thấy có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn toàn bộ tình hình không? Như tôi nhìn thấy một, hội nhập là vô cùng cần thiết trong ngày nay và thời đại này nhưng chi phí của việc đó lại vô cùng cao. Các quốc gia và các khu vực quản lý tốt chi phí hội nhập là những nước sẽ thành công trong thế kỷ 21.


Giải thích điều tôi muốn nói đến bằng từ "hội nhập" sẽ giúp làm rõ mối liên hệ giữa giá lương thực và khí đốt tăng cao và các vấn đề giữa các chính phủ và các ngân hàng. Một trong những lý do chủ chốt tại sao giá lương thực và khí đốt tiếp tục tăng là vì thế giới ngày càng hội nhập hơn về kinh tế và xã hội và do vậy sản xuất và tiêu dùng cũng tăng theo tương ứng.


Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?
Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?

Sự kết hợp của nhu cầu tăng và các cơ hội vay mượn cho các chính phủ và những tổ chức khác tăng dẫn đến giá cao hơn. Về mặt này, giá giảm không nhất thiết là tốt vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy rằng các hoạt động kinh tế của một nước đang chững lại. Trong thế kỷ 21, không một chính phủ nào có thể thành công trừ khi chính phủ đó tìm thấy con đường để hội nhập một cách có lợi vào trong nền kinh tế toàn cầu.


Tuy nhiên, chi phí hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cũng cao. Một sự phát triển quan trọng dẫn Hy Lạp và Ý đến những khó khăn hiện tại là trong rất nhiều năm, chính phủ các nước này tìm các cách tránh phải trả những chi phí hội nhập toàn cầu cao. Điều này khiến cho các chi phí này phổ biến hơn bởi vì họ thu ít thuế hơn, tạo ra nhiều trợ cấp và nhân viên chính phủ và bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước khi có thể.


Tuy nhiên, điều đó cũng buộc họ phải tiếp tục vay mượn, một việc có thể không bền vững trong thời điểm suy thoái toàn cầu. Tương tự vậy, tại Mỹ, chi phí của các chi tiêu chính phủ xung đột với năng lực ứng phó tốt với nền kinh tế toàn cầu. Chỉ có sự lãnh đạo chính trị cực kỳ khôn ngoan mới có thể giải quyết những mẫu thuận nội tại trong khi vẫn tạo điều kiện cho nền kinh tế nước này tăng trưởng.


Chính vì vậy, mô hình để một chính phủ thành công là tìm ra các để chi trả các chi phí cao của việc là một phần của nền kinh tế toàn cầu hoặc cho dù không thể làm vậy đi nữa thì vẫn có thể sống dựa vào những khoản tiền vay và thời gian vay. Chắc chắn không dễ tìm thấy "mô hình" này và nó đòi hỏi rất nhiều tranh luận và nghiên cứu cẩn thận để biết điều gì đang diễn ra trong các vấn đề thế giới và hầu như không bao giờ có một lý do duy nhất tại sao một nước lại trở nên giàu hơn hoặc nghèo hơn.


Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam và Đông Á có thể rút ra được một kết luận. Các vấn đề của châu Âu và Mỹ chắc chắn ảnh hưởng tới Việt Nam dưới một số hình thức.


Nhưng nếu các quốc gia Đông Á tiếp tục tìm cách để gia tăng sự thịnh vượng quốc gia trong khi tối thiểu hóa bất bình đẳng xã hội, nợ và xung đột khu vực thì Đông Á sẽ trở thành khu vực chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới.

Theo Tuyến Nguyễn (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.