Theo đó, thống kê 11 tháng năm 2023 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường chủ lực hầu như đều suy giảm, hụt khoảng 20 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, tương ứng đạt 322,5 tỷ USD, giảm 5,9%.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn duy nhất của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương với trị giá đạt 56 tỷ USD, tăng 6,2%, là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước. Với kết quả này, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Đến nay, đã có hàng trăm mặt hàng rau quả, thủy sản và nhiều loại sản phẩm khác của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường tỷ dân. Nhóm hàng rau quả, gạo, cao su là nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Trong tổng trị giá xuất khẩu rau quả 11 tháng đạt 5,32 tỷ USD, riêng Trung Quốc nhập tới 3,4 tỷ USD (sầu riêng khoảng 1,8 tỷ USD) và là con số kỷ lục về xuất khẩu từ trước tới nay.
Một số mặt hàng khác như xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc chiếm 90%; xuất khẩu thanh long chiếm hơn 80%... Với mặt hàng sắn, thị trường này cũng chiếm tới 91,47% tỷ trọng xuất khẩu; với cao su là 71% và Trung Quốc hiện là thị trường thứ 3 của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Vải thiều là một trong những loại quả xuất khẩu sản lượng rất lớn của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc hàng năm. Ảnh minh họa
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD, giảm 9,0% so với cùng kỳ năm trước với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất trong ngành may mặc, giày da, sắt thép, vật tư xây dựng..., cho đến các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày.
Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành đã nỗ lực đàm phán mở cửa thị trường Trung Quốc cho các loại hàng hoá Việt Nam. Năm 2023, đã 2 lần Thủ tướng công tác tại Trung Quốc và lần nào cũng đề xuất Chính phủ Trung Quốc mở cửa cho nông sản Việt Nam với 4 nhóm hàng như sầu riêng đông lạnh, ớt, dưa hấu, dược liệu…
Để xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã xây dựng và đang xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong tổ chức sản xuất cần xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu; xây dựng vùng sản xuất, nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn; định hướng sản xuất/nuôi trồng theo tín hiệu thị trường.
Về quản lý chất lượng, cần tăng cường quản lý giám sát chất lượng hàng xuất khẩu từ nuôi trồng, đến gia công; tăng cường tập huấn và nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, VIETGAP, HACCP. Đối với các doanh nghiệp, phải nghiên cứu và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc; chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu; tận dụng tuyến đường sắt liên vận Việt Nam- Trung Quốc.
Được biết, sau 15 năm triển khai khuôn khổ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (2008-2023), hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước có xu hướng tiếp tục được mở rộng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc) và lớn nhất trong ASEAN của Trung Quốc.
Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam từ 12-13/12/2023, Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, có 5 thỏa thuận cấp chính phủ; 27 thỏa thuận cấp ban, bộ; 2 thỏa thuận cấp đơn vị (thuộc Chính phủ); 2 thỏa thuận cấp địa phương. Theo đó, các văn bản hợp tác được chia làm 4 lĩnh vực: Lĩnh vực Chính trị - đối ngoại (4 văn bản) về hợp tác giữa các Ban Đảng và Bộ ngoại giao hai nước, lĩnh vực An ninh - Quốc phòng (4 văn bản) về phòng chống tội phạm, hợp tác trên biển và lĩnh vực tư pháp; 24 văn bản về hợp tác trên các lĩnh vực thực chất ở các cấp Chính phủ, cấp Bộ và cơ quan và 4 văn bản về hợp tác giữa các địa phương hai nước. |
-
Sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trưa 12/12, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12-13/12.
-
Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam
Theo thống kê, tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc với thế giới và là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 715 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng nguồn vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống k...
-
Các tập đoàn bán dẫn hàng đầu Mỹ quy tụ tại Việt Nam
Trong hai ngày 10 và 11/12, các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Mỹ như Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon và Skyworks đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn do ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), dẫn ...
-
Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 185 tỷ USD
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 185 tỷ USD, tiến gần đến mốc 200 tỷ USD.