Tổng số tiền sai phạm tại hợp phần I – xe buýt nhanh BRT là hơn 43,5 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn vay liên quan đến việc chuyển đổi, chuyển nhượng, nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2003-2016.
Trong số các dự án bị điểm tên vì những sai phạm gây lãng phí ngân sách nhà nước có dự án BRT.
Cụ thể, về công tác đấu thầu, Thanh tra Chính phủ cho biết hợp phần I - xe buýt nhanh BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, gói thầu 04/BRT-TB (BRT CP08) - đoàn xe BRT, chủ đầu tư thực hiện một sổ thủ tục chưa tuân thủ theo mẫu hồ sơ mời thầu và hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới.
Chủ đầu tư đã không lập dự toán Nhóm A và B theo nhóm xe sản xuất, lắp ráp trong nước; lấy báo giá xe nhập khẩu nguyên chiếc để làm căn cứ mời thầu cho cả 3 nhóm A, B và C (nhóm xe nhập khẩu).
Vì vậy, không có căn cứ để so sánh giữa các nhóm với nhau trong việc lựa chọn nhà thầu.
Tuy nhiên, Thư không phản đối của Ngân hàng Thế giới chỉ cảnh báo về việc kiểm tra xe và bảo hành.
Phần bổ sung các thiết bị vào gói thầu CP08 có tổng giá trị là 17,6 tỉ đồng nhưng chủ đầu tư không tổ chức đấu thầu mà ký hợp đồng bổ sung với nhà thầu, vi phạm Điều 22 Luật Đấu thầu, Điều 101 Luật Xây dựng về điêu kiện được chỉ định thầu.
Về hiệu quả đầu tư tại dự án BRT, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh việc đầu tư chưa đồng bộ, chưa tạo ra các lợi ích nhằm khuyến khích người dân chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
Các nhà chờ, cầu vượt cho người đi bộ chưa thuận tiện cho người sử dụng, một số nhà chờ chưa có cầu vượt đi bộ để tiếp cận, cẩu vượt đi bộ chưa hồ trợ cho người khuyêt tật.
Xe buýt BRT được bố trí làn đường riêng chiếm 1/3 mặt cắt ngang của các trục đường hiện có nhưng tốc độ chưa đạt yêu cầu, trong khi hiện trạng lưu lượng giao thông trên tuyến rất lớn, nên thường xuyên gây ùn tắc trong giờ cao điểm.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải về kết quả vận tải hành khách đối với tuyến xe buýt nhanh BRT 6 tháng đầu năm 2017, lượng khách bình quân đạt 39,9 người/lượt, mới chỉ đạt 44,3% so với công suất thiết kế là 90 người/lượt; lượng khách bình quân giờ cao điểm cũng chỉ đạt 69,7/90 người/lượt, đạt 75,4% công suất.
“Mặc dù được đầu tư với sổ tiền rất lớn nhưng dự án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt mục tiêu đề ra để hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và từng bước nâng cao chất lượng môi trường của thành phố”, thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Đối với sai phạm về tài chính ở các gói thầu kiểm tra, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hợp phần I – xe buýt BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội có tổng số tiền sai phạm là trên 43,5 tỉ đồng.
Trong đó, gói thầu 04/BRT-TB (BRT CP08), bao gồm: số tiền trên 42,4 tỉ đồng do Công ty Cổ phần Thiên Thành An xuất bán cho chủ đầu tư đối với 35 xe buýt BRT, giá trị chênh lệch tăng nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện.
Số tiền 206,83 triệu đồng đối với đơn giá dịch vụ kiểm tra xe (mục chi phí tiền ăn, thuê xe...) do chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu vượt so với hợp đồng đã ký, không đúng quy định.
Gói thầu 01d/BRT-XL (BRT CP4d), số tiền 625,91 triệu đồng, bao gồm: dự toán được duyệt tại Quyết định số 2224/QĐ-SGTVT áp đơn giá vật liệu sai thời điểm, làm tăng giá trị là 79,6 triệu đồng; thiếu sót trong công tác lập, thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh trạm biến áp phê duyệt tại Quyết định số 1368/ỌĐ- SGTVT làm tăng chi phí phần vỏ máy và vận chuyên máy phát điện không đúng 26,48 triệu đồng.
Cùng với đó là số tiền 332,38 triệu đồng đối với khoản mục chi phí huy động, giải thể công trường trong dự toán 07 gói thầu xây lắp (BRT CP4a, CP4b, CP4c, CP4d, CP4e, CP4f, CP4k) do lập không đúng quy định.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao UBND TP.Hà Nội xin ý kiến bộ Kế hoạch và Đầu tư và thống nhất với nhà tài trợ để thu hồi số tiền theo kết luận thanh tra.
Nếu không, kiến nghị UBND TP. Hà Nội chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề này, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ đã giao UBND TP. Hà Nội thực hiện theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, không để xảy ra khiếu kiện quốc tế.
Trường hợp xảy ra khiếu kiện quốc tế thì bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội, cơ quan liên quan giải quyết theo quy định.
-
BRT Hà Nội nghìn tỉ kém hiệu quả, nhiều sai phạm: "Phải có ai đó chịu trách nhiệm!"
"Những sai phạm của dự án BRT bị thanh tra chính phủ phát hiện vừa qua không thể chỉ dừng lại ở mức công bố cho người dân biết mà phải xử lý đến cùng trách nhiệm của các bên liên quan", Tiến sĩ - chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy - người có 40 năm nghiên cứu về giao thông đô thị nhận định.
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....