Đó là nội dung được Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất trong văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 06/2016/TT-NHNN.
Theo HoREA, tại khoản 12 điều 1 dự thảo thông tư đã sửa đổi bổ sung khoản 5 điều 17 của Thông tư 36/2014/TT-NHNN có nội dung chưa thật phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế năm 2018, cũng như chưa thật phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển của thị trường bất động sản, như sau:
"5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa với lộ trình sau đây: a) Từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017: (i) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 50%; (ii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 90%. b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018: (i) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 45% (...)".
HoREA cho rằng, năm 2018 là năm trọng điểm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, trong đó có khoảng 60%-70% tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu là bất động sản. Việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết trên thông qua VAMC sẽ phục hồi nhiều dự án bất động sản đã bị ngừng hoạt động trước đây. Hơn nữa, nguồn tăng trưởng tín dụng cuối năm 2017, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, và nguồn kiều hối sẽ được giải ngân thực hiện chủ yếu trong năm 2018.
Do đó, HoREA cho rằng quy định: "Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018: (i) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 45%" là chưa thật phù hợp.
HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, như sau:
Phương án 1: Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quy định hiện nay cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa 50% trong năm 2018, tương tự như năm 2017. Hiệp hội nhận thấy việc tiếp tục cho phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa 50% như hiện nay cho đến hết năm 2018, sẽ là nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như của thị trường bất động sản, bởi vì thị trường bất động sản là một trong những hộ tiêu dùng lớn nhất của nền kinh tế, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, kinh doanh, bất động sản cũng là ngành sản xuất và tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Phương án 2: Nếu Phương án 1 không được chấp thuận do nhu cầu tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, và giữ an toàn hệ thống, thì Hiệp hội nhất trí với nội dung dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, tại khoản 5 điều 17, quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa 45% từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
-
Đến năm 2035, TP.HCM sẽ phát triển thêm 355 km đường sắt đô thị
Chiều 27/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã có buổi thăm và làm việc với Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP.HCM (MAUR) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị TP.HCM (HURC1)....
-
Dự án "siêu khủng" tại Cần Giờ dự kiến triển khai từ tháng 4/2025, đón dân số gấp 3 lần hiện tại, tạo 36.000 việc làm và hút hàng triệu du khách
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870 ha dự kiến được triển khai từ từ tháng 4/2025 và hoàn thành vào năm 2030.
-
Giá bất động sản dọc tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng ở TP.HCM đang ra sao?
Không chỉ là một dự án hạ tầng giao thông quan trọng, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên góp phần không nhỏ trong việc định giá của bất động sản khu vực nó đi qua. Hiện nay, đã và đang có hàng loạt dự án bất động sản được xây dựng dọc hai bên tuy...