10/07/2011 11:34 AM
Thị trường BĐS suy yếu dần và không có cơ hội phục hồi do không có nguồn vốn bổ sung, trong khi lãi vay ngân hàng quá cao, nếu không có gì thay đổi về chính sách, tình hình kinh tế trong nước và thế giới không biến động.
Kịch bản nào cho thị trường BĐS cuối năm?


Đó là kịch bản xấu nhất cho thị trường BĐS trong ngắn hạn, từ nay đến hết tháng 1/2012, theo nhận định của TS Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.


TS Trần Kim Chung cho rằng, kịch bản thứ hai là thị trường BĐS sẽ lâm vào tình trạng đóng băng, các dự án sẽ đình trệ, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn toàn diện nếu chính sách không thay đổi, lạm phát tiếp tục ở mức cao, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ phải thanh lý các dự án đầu tư dựa vào nguồn vay ngân hàng. Thậm chí, tình trạng phá sản có thể xảy ra đối với những dự án, những doanh nghiệp, những nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.


Kịch bản thứ ba là chính sách có thay đổi. chính sách tiền tệ được nới lỏng từ sau tháng 7/2011, văn bản pháp quy về thị trường thế chấp thứ cấp được ban hành., Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật Sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán với những nội dung về quỹ đầu tư bất động sản được ra đời, văn bản pháp lý về quỹ tiết kiệm tương hỗ bất động sản dược ban hành. Khi đó, thị trường BĐS có thể có những xung lực mới, tuy vẫn không bùng phát nhưng có thể đi lên vào cuối năm 2011.


Tại cuộc gặp mặt của CLB BĐS Hà Nội với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm – cơ hội đầu thời kỳ BĐS biến động” diễn ra tại Hà Nội, không ít doanh nghiệp than phiền, hàng không bán được, không thu hồi được vốn lấy đâu ra tiền trả nợ ngân hàng.


Tín dụng càng siết chặt, các khoản nợ của doanh nghiệp BĐS càng bị hối thúc thì thanh khoản lại càng đi xuống, thị trường càng đóng băng.


Trong khi đó, các ngân hàng thương mại phải giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22%. Tỷ trọng này tiếp tục phải giảm xuống còn 16% vào cuối năm.


Với yêu cầu này hàng chục nghìn tỷ đồng sẽ được rút khỏi lĩnh vực BĐS. Nhiều đánh giá cho rằng với một số ngân hàng thương mại đây là “nhiệm vụ bất khả thi”.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực BĐS.


Bộ Xây dựng đề xuất, tuy không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, nhưng cần có những điều chỉnh linh hoạt. Theo đó, tín dụng với BĐS có tăng, có giảm và có giữ nguyên tỷ trọng cho vay tùy theo từng khoản mục BĐS.


Bộ còn đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu thêm hình thức "chuyển nợ" từ nhà đầu tư sang người mua nhà bằng cách ký lại khế ước vay giữa ngân hàng với nhà đầu tư sang khế ước vay giữa ngân hàng với người mua nhà, bằng cách này sẽ không làm tăng tỷ trọng tín dụng BĐS nhưng sẽ tạo thanh khoản cho nhà đầu tư có vốn để tái đầu tư.


Nhiều ý kiến cho rằng không dễ để có thể xoay chuyển tình thế cho các chủ đầu tư BĐS trong bối cảnh khi mà cả nước đang phải đấu tranh với lạm phát và tiếp tục hạn chế tăng trưởng tín dụng.


Ông Nguyễn Văn Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết hiệp hội sẽ tiếp tục có văn bản kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét trong lĩnh vực bất động sản có những ngành nghề là sản xuất. Liên quan đến việc này, do ngân hàng hiện xem bất động sản là ngành phi sản xuất nên hạn chế cho vay vốn. Điều này đã khiến nhiều DN bất động sản lao đao.


Ông Minh cũng cho biết hiệp hội có 1.200 hội viên. Hiện có doanh nghiệp đã ăn thâm vào vốn 15%-20%. Nếu sắp tới Chính phủ không có những điều tiết, thay đổi về chính sách cho ngành thì DN khó tồn tại được.
Theo Minh Giang (Tamnhin)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.