Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận vừa tham mưu UBND tỉnh này kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, chỉ đạo ban quản lý dự án bổ sung đường kết nối huyện Đức Linh với cao tốc Dầu Giây – Tân Phú.
Theo Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận, vị trí nút giao cuối Tân Phú của tuyến cao tốc chỉ cách ranh giới huyện Đức Linh chừng một km, nhưng chưa có thiết kế đường kết nối.
Do đó cơ quan này đề xuất bổ sung đường 4 làn xe, đấu vào tuyến đường hiện hữu Rô Mô – Đa Kai (Bình Thuận), tương tự đoạn nhánh nối vào quốc lộ 20 ở phía tỉnh Đồng Nai.
Đoạn này khi kết nối cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là khu vực miền núi Đức Linh giáp Đồng Nai và Lâm Đồng.
Cao tốc Dầy Giây – Tân Phú là một trong 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200km. Đây là tuyến cao tốc quan trọng kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên.
Riêng đoạn Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư khoảng 8.776 tỉ đồng sẽ được khởi công xây dựng ngay trong năm 2024.
Dự án có tổng chiều dài cao tốc khoảng 60,24 km, đi qua địa bàn các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Dự án có điểm đầu (Km0) giao với Quốc lộ 1 tại khoảng Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai;
Điểm cuối (Km60+243.83), vượt qua vị trí giao cắt với Quốc lộ 20 (tại khoảng Km69+400 - Quốc lộ 20) khoảng 200 m, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Phân kỳ giai đoạn 1, tuyến có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h, khoảng 4 - 5 km bố trí một vị trí dừng xe khẩn cấp (theo chiều xe chạy).
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h, có làn dừng khẩn cấp.
Tại các vị trí nút giao liên thông, nền đường đào sâu, điểm dừng xe khẩn cấp thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh với chiều rộng nền đường 24,75 m.
-
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và những dự án trọng điểm nào sẽ được khởi công trong năm 2024?
Trong năm 2024, Bộ Giao thông Vận tải sẽ khởi công hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trên cả nước. Trong số này, có các dự án rất được chờ đợi như cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Chợ Mới – Bắc Kạn và các dự án thành phần tuyến đường Hồ Chí Minh.
-
Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian muốn đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô 300 ha tại Bình Thuận
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian để nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Thuận....
-
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Cú hích đột phá cho bất động sản du lịch Bình Thuận
Hơn cả vai trò một tuyến đường huyết mạch, sự hình thành cao tốc còn đóng vai trò như một “bệ phóng” phát triển kinh tế Bình Thuận, chuyển mình từ một tỉnh ven biển nông nghiệp sang một trung tâm kinh tế - du lịch....
-
Bất động sản Bình Thuận gặp khó với 101 dự án chưa triển khai, UBND tỉnh nói gì với Bộ Xây dựng?
Hiện nay, nhiều dự án bất động sản tại tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với không ít khó khăn và vướng mắc, gây chậm trễ trong triển khai, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trước thực trạng này, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn b...