Với quy mô dân số hơn 3,32 triệu người, sự kiện này không chỉ thay đổi bản đồ hành chính mà sẽ tạo ra những biến chuyển đáng chú ý trên thị trường bất động sản. Trước khi sáp nhập, thị trường bất động sản tại các khu vực này đang diễn biến ra sao?
Bất động sản Lâm Đồng
Lâm Đồng mà cụ thể là Bảo Lộc và TP. Đà Lạt là những địa danh nằm cách TP.HCM 200-300km. Khi xu hướng chuyển dịch đầu tư từ bất động nghỉ dưỡng biển sang nghỉ dưỡng núi ngày càng rầm rộ, thông tin nhiều doanh nghiệp lớn xin đề xuất đầu tư các đại dự án và tuyến cao tốc Giầu Dây – Liên Khương triển khai đã khiến thị trường bất động sản nơi này vô cùng sôi động.
Tuy nhiên, trong khi các dự án trên vẫn đang ở dạng đề xuất thì thực tế trên thị trường đã có hàng loạt cá nhân, tổ chức ăn theo những thông tin này. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng vào năm 2021-2022, thị trường đến nay đã có những điều chỉnh đáng kể dưới tác động của chính sách siết chặt và ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô.
Số liệu mới đây của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng về lượng giao dịch và giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh quý 1/2025 cho thấy, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Lâm Đồng có 4.519 lô đất nền giao dịch thành công. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng,…
Cũng trong quý 1/2025, toàn tỉnh Lâm Đồng có 223 căn nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công và có 9 căn hộ chung cư giao dịch thành công qua công chứng.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, về các dự án vốn ngoài ngân sách, trên địa bàn tỉnh hiện có 678 dự án hoàn thành đi vào hoạt động, chiếm 72,5% tổng số dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 60.076 tỷ đồng, quy mô diện tích 38.403ha. Qua rà soát, hiện trên địa bàn tỉnh có 04 dự án đã có chủ trương đầu tư và đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án; 15 dự án đủ điều kiện đề xuất chủ trương đầu tư.
Bất động sản Bình Thuận
Bình Thuận với lợi thế bờ biển dài và đẹp, đã trở thành một trong những thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sôi động nhất của cả nước. Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường bất động sản Bình Thuận chính là các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 12.500 tỷ đồng thông tuyến hoàn toàn không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn kết nối Bình Thuận với các trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM và các khu vực lân cận, tạo động lực lớn cho sự phát triển du lịch và bất động sản tại đây.
Dự án trọng điểm khác là sân bay Phan Thiết cũng đã được khởi công từ tháng 4/2021 với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. Khi sân bay hoàn thành sẽ không chỉ giúp du khách trong nước đến với đô thị nghỉ dưỡng biển nhanh hơn mà còn mở cánh cửa đưa du lịch biển Bình Thuận đến với du khách quốc tế nhiều hơn nữa.
Nhìn thấy tiềm năng lớn từ thị trường bất động sản Bình Thuận, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bất động sản lớn đã đổ về Bình Thuận để phát triển những dự án đại đô thị tầm cỡ. Các tập đoàn lớn như Novaland triển khai các dự án NovaWorld Phan Thiết và NovaWorld Mũi Né, với quy mô lớn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Hay Thanh Long Bay của Tập đoàn Nam Group,…
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, địa bàn tỉnh hiện có 34 dự án đầu tư khu dân cư, khu đô thị, nhà ở thương mại và nhà ở xã hội còn hiệu lực. Trong số này, 15 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động (44,12%), 7 dự án đang triển khai nhưng chậm tiến độ (20,59%) và 12 dự án chưa được triển khai (35,29%).
Ở lĩnh vực du lịch, Bình Thuận có 357 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó 201 dự án đã đi vào hoạt động (56,3%), 55 dự án đang triển khai xây dựng (15,4%) và 101 dự án chưa được triển khai (28,3%).
Bất động sản Đắk Nông
Trong khi Bình Thuận sôi động với các dự án quy mô lớn thì thị trường bất động sản Đắk Nông im ắng hơn. Theo Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định các đột phá phát triển gồm: Phát triển công nghiệp khai thác bô xít - chế biến alumin - luyện nhôm và năng lượng tái tạo; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị, theo hướng thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phát huy thế mạnh khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc trưng và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Thống nhất đầu tư các tuyến giao thông kết nối 3 tỉnh
Mới đây, đoàn công tác của UBND tỉnh Lâm đã đi khảo sát và làm việc với UBND tỉnh Đắk Nông về việc đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối 2 địa phương và tuyến cao tốc kết nối 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận.
Sau khi khảo sát thực tế, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông thống nhất ưu tiên thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ 28 đoạn Gia Nghĩa - Đắk Som - Di Linh giao với Quốc lộ 20, chiều dài khoảng 104km; quy mô đường cấp III. Đồng thời, thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng), kết nối liên vùng Nam Tây Nguyên với Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Quy mô đầu tư dự kiến xây dựng mới khoảng 10km đường cấp III - Miền núi và 1 cầu lớn vượt sông Đồng Nai dài 1km. Tuyến đường được đầu tư xây dựng sẽ rút ngắn chiều dài cung đường từ Gia Nghĩa đi Bảo Lâm, Bảo Lộc khoảng 25km. Đồng thời, giảm tải cho Quốc lộ 28, tạo ra tuyến đường kết nối ngắn nhất giữa trung tâm công nghiệp bô xít Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).
Ngoài ra, hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông cũng thống nhất đề xuất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch tuyến đường cao tốc kết nối Đắk Nông - Lâm Đồng - Bình Thuận.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thông tin về việc sáp nhập tỉnh, thành, cộng hưởng với việc nhiều địa phương công bố bảng giá đất mới, cao hơn nhiều lần so với bảng giá hiện hành và tâm lý Fomo (lo sợ bỏ lỡ cơ hội) của các nhà đầu tư bất động sản khiến đất nền lại “sốt”. Nhiều địa phương ghi nhận mức giá tăng từ 5 cho tới 30% như Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, vùng ven Hà Nội,… Tuy vậy, những giao dịch thực tế chỉ ghi nhận sự tăng giá tại các khu vực có hạ tầng giao thông và kinh tế phát triển. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải thận trọng, tìm hiểu kỹ các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản tại khu vực này. |
-
Lộ diện tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập
52 tỉnh, thành được hợp nhất, hình thành 23 đơn vị hành chính mới với sự thay đổi đáng kể về quy mô diện tích và dân số. Trong đó, diện tích của tỉnh Lâm Đồng (mới) sẽ lên tới 24.236,5 km2 - là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập.
-
Lấy ý kiến về sáp nhập TP.HCM với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
TP.HCM triển khai lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu để thành lập thành phố mới, nhằm mở rộng không gian phát triển.
-
Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu và tầm nhìn quy hoạch năm 2030
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM.






-
Trước ngày 10/6: Phân quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành chủ động ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện việc cắt giảm, phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện, hoàn thành trước ngày 10/6/2025....
-
Sau sắp xếp, tỉnh nào giảm cấp xã nhiều nhất cả nước?
Bộ Nội vụ đang tập trung thẩm định 34 đề án sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó Hà Nội giảm đến 76% số xã, phường sau sắp xếp, dẫn đầu cả nước, còn thành phố Cần Thơ giảm đơn vị cấp xã ít nhất, khoảng 60%....
-
Dự kiến sửa 8 điều của Hiến pháp năm 2013 làm cơ sở tinh gọn bộ máy
Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 08/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung mô...