06/05/2019 7:41 PM
CafeLand - Đó là nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa tại Diễn đàn toàn cảnh thị trường bất động sản diễn ra cuối tuần qua, liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng chi nhánh nước ngoài.

Thị trường chưa có dấu hiệu bong bóng

Dự thảo này đưa ra những quy định theo hướng siết lại dòng tín dụng vào bất động sản, đặc biệt là những sản phẩm có giá trên 3 tỉ đồng – phân khúc cao cấp.

Bình luận về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó chủ tịch Uỷ Ban Giám sát Quốc gia, cho rằng không nên kiểm soát tín dụng vào bất động sản một cách hà khắc, thay vì kiểm soát tổng tín dụng nói chung.

Theo ông, việc giám sát thị trường sẽ không làm được, bởi các loại tín dụng có nhiều cách để đi vào bất động sản.

“Thậm chí không phát hành tín dụng nữa thì phát hành trái phiếu, có thể phát hành trung hạn, dài hạn”, ông Nghĩa phát biểu.

Những dẫn giải của vị chuyên gia này cho thấy, hiện tại thị trường vẫn diễn biến ổn định và chưa có dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng “bong bóng” hay “đổ vỡ”.

“Nguồn cầu bất động sản vẫn tăng với cấp độ bình thường. Ít nhất từ nay đến năm 2021 sẽ chưa có dấu hiệu đổ bể của thị trường bất động sản”, ông Nghĩa nhận định.

TS. Lê Xuân Nghĩa.

Theo ông Nghĩa, năm 2019 sẽ có sự dịch chuyển dòng vốn rất lớn từ thị trường chứng khoán sang thị trường bất động sản, nhanh thì kéo dài đến năm 2021, còn chậm thì đến năm 2023.

“Điều đó có nghĩa, giai đoạn từ năm 2021 - 2023 thị trường bất động sản mới lên đến đỉnh điểm và có nguy cơ xảy ra bong bóng, còn hiện nay thì chưa", ông Nghĩa nhận định.

Còn theo TS. Võ Trí Thành, trong năm 2019, những dòng vốn lớn chảy vào các lĩnh vực như bất động sản sẽ được giám sát chặt chẽ hơn. “Tuy nhiên, nếu tình hình thế giới không tích cực hơn mà giảm tốc nhanh hơn thì chắc chắn chính sách tiền tệ phải linh hoạt dễ thở hơn, tất nhiên tôi không nói là phải nới lỏng”, ôngThành nói.

Nên để ngân hàng quyết định

Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng các thông số thị trưởng hiện nay cho thấy tồn kho bất động sản rất thấp, lực cầu lớn trong khi nguồn cung đang thiếu hụt... Ông kiến nghị không nên siết tín dụng khi thị trường đang lành mạnh, và khó có khả năng xảy ra tình trạng bong bóng trong vòng 5 năm tới.

Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng bong bóng.

“Không nên cấm thị trường vận động theo quy luật trong khi nó đang phát triển rất tích cực. Hiện tượng sốt giá thực ra chỉ xuất hiện cục bộ ở một số địa phương có đột phá về quy hoạch và diễn ra một thời gian ngắn. Siết bất động sản thời điểm này sẽ tác động xấu đến thị trường bất động sản nói riêng và đà tăng trưởng của cả nền kinh tế nói chung”, ông Nam nói.

Theo ông Nam, dòng tiền vào thị trường nếu bị cắt đột ngột sẽ nguy hiểm, chắc chắn các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. “Đợt khủng hoảng giai đoạn 2011-2013 là một bài học. Phải sau đó rất lâu thị trường mới có thể phục hồi", ông Nam dẫn chứng.

Ông Nam kiến nghị, việc cho vay như thế nào nên để các ngân hàng tự quyết định.

Siết tín dụng sẽ hạn chế đầu cơ thổi giá

Việc Ngân hàng Nhà nước hạn chế cho vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn có thể khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn ban đầu, nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cơ cấu lại hàng hóa và nguồn vốn, từ đó xác định lại chiến lược đầu tư.

Chắc chắn trong thời gian tới, việc kiểm soát tín dụng vào bất động sản sẽ được Nhà nước quan tâm nhiều hơn, chặt chẽ hơn. Bởi khi nguồn vốn tín dụng giảm sẽ giảm các hoạt động đầu cơ. Điều này sẽ hạn chế được yếu tố đầu cơ thổi giá, tránh những bất lợi cho người mua có nhu cầu thực.

Một điểm nữa cần lưu ý khi Nhà nước kiểm soát chặt nguồn tín dụng bất động sản sẽ hình thành xu hướng đầu tư mới, trong đó thu hút lượng vốn lớn từ nguồn vốn M&A đối với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê… tại một số địa phương có tiềm năng. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu để có sự chuyển hướng hợp tác, đầu tư phù hợp.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng

  • Lo siết tín dụng BĐS cao cấp sẽ làm khó thị trường

    Lo siết tín dụng BĐS cao cấp sẽ làm khó thị trường

    CafeLand - Thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tính chuyện siết cho vay mua nhà đất, căn hộ cao cấp trên 3 tỉ đồng đang khiến những người trong ngành lo ngại sẽ ảnh hưởng tới thị trường căn hộ nếu chương trình này kéo dài.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.