28/03/2013 3:14 PM
Trong lúc khách hàng phải ở nhà thuê và tiền đã nộp đủ cho chủ đầu tư theo đúng cam kết hợp đồng với mong mỏi nhận nhà để chấm dứt cảnh ở thuê, dự án lại “trùm mền”, không biết bao giờ khởi công lại. Đó là tình cảnh của không ít khách hàng mua dự án chung cư hiện nay ở TPHCM.

2 block chung cư Tín Phong do Công ty TNHH Tín Phong (phường Tân Thới Nhất, quận 12) làm chủ đầu tư ngưng thi công gần 1 năm nay, dù dự án đã bước vào giai đoạn hoàn thiện như sơn nước, chuẩn bị lắp đặt thang máy… Sự ngưng trệ của dự án đẩy khách hàng vào tình cảnh khó khăn. Anh Trần Văn Vinh, một khách mua nhà, cho biết đã nộp tiền theo đúng tiến độ như cam kết.

Theo kế hoạch chủ đầu tư sẽ giao nhà vào giữa năm 2012, nhưng sau đó dời qua cuối năm. Nguyên nhân chính dẫn đến việc ngưng thi công là do số lượng khách hàng mua nhà quá ít dẫn đến thiếu tiền để hoàn thiện các phần việc còn lại. Khi khách hàng liên hệ, công ty cho biết đang khai thác các mỏ quặng ở ngoài Bắc, khi nào có tiền sẽ thi công tiếp.

Anh Vinh bức xúc: “Hiện nay tôi vẫn phải ở nhà thuê mỗi tháng hết 5 triệu đồng. Điều quan trọng hơn là cần có chỗ ở ổn định để đứa con chuẩn bị vào lớp 1 có chỗ học ổn định. Tuy nhiên, với tình cảnh như thế này chẳng biết khi nào tôi mới nhận được nhà”.

Trước đó, hàng chục khách hàng cũng đã khiếu nại Công ty Tân Hoàng Phúc về việc chây ì không bàn giao nhà tại dự án Royal đường Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh). Chị Nguyễn Thị Thu Phương (quận Gò Vấp) mua một căn hộ tại đây, cho biết theo hợp đồng giữa chị với công ty ký vào tháng 4-2007, đến tháng 1-2008 chị sẽ nhận được nhà, nhưng đến nay nhà vẫn chưa thấy đâu.

Cho đến nay dự án vẫn còn trùm mền vì vướng mắc về phép xây dựng. Nhiều khách hàng đã đóng 70-80% giá trị căn hộ nhưng bị chôn vốn tại đây từ đó đến nay.

Dự án Petro VietNam Landmark lô C, D chậm bàn giao nhà đã hơn 1 năm.

Tuần qua, hàng chục khách hàng mua căn hộ Petro VietNam Landmark tại phường An Phú, quận 2 đã tụ tập trước dự án, giăng biểu ngữ phản đối chủ đầu tư là CTCP BĐS Xây lắp dầu khí (PVCLand) và nhà đầu tư thứ cấp là CTCP Địa ốc Dầu khí (PVL) chậm bàn giao nhà theo hợp đồng.

Theo khách hàng, hiện tại dự án Petro VietNam Landmark lô C, D chậm bàn giao nhà đã hơn 1 năm nhưng không hề có phản hồi hay thông báo từ phía chủ đầu tư. Trong khi đó, công trường xây dựng đã ngưng hoàn toàn.

Chị Nguyễn Thị Hiền, người mua căn hộ 603, lô D, cho biết đã 3 lần ra Hà Nội xin gặp chủ đầu tư, hỏi rõ về thời gian nhận nhà theo hợp đồng, nhưng cả 3 lần chủ đầu tư đều trốn tránh, không tiếp.

Đến nay thông qua PVL, chủ đầu tư lại giao nhà theo hiện trạng (còn dang dở), chị Hiền bức xúc: “Gia đình tôi đóng tiền mua căn hộ ngay từ giai đoạn đầu (tháng 12-2011) giá 23 triệu đồng/m2. Sau đó dự án có đợt giảm giá chỉ còn 15,5 triệu đồng, chúng tôi đã chấp nhận thiệt thòi, chỉ mong sớm nhận được nhà. Thế nhưng sau hơn 1 năm hứa hẹn, căn nhà vẫn nằm trên giấy”. Nhiều khách hàng đã đóng cho chủ đầu tư 80-100% giá trị hợp đồng cũng liên tiếp nhận được thông báo giãn tiến độ giao nhà.

Trong khi đó, ngày 23-11-2012, chủ đầu tư là CTCP BĐS Xây lắp Dầu khí, thông qua nhà đầu tư thứ cấp là CTCP Địa ốc Dầu khí, ra công văn thông báo: “PVC Land cũng đã nỗ lực trong việc triển khai thi công dự án, tuy nhiên nhiều khách hàng mua căn hộ của PVC Land không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính nên PVC Land không đủ khả năng để đẩy nhanh tiến độ”.

Phương án chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp thống nhất gửi đến khách hàng là PVC Land sẽ bàn giao nguyên trạng căn hộ dự án; đồng thời lên phương án tính toán chi phí về việc hoàn thiện các căn hộ, làm căn cứ để đàm phán với khách hàng trong việc giảm trừ chi phí mua căn hộ.

Trong các hợp đồng mua bán hay góp vốn giữa chủ đầu tư với khách hàng đều có điều khoản bồi thường thiệt hại nếu bàn giao nhà chậm, hoặc khách hàng đóng tiền không đúng tiến độ. Với chủ đầu tư, khi lâm vào tình cảnh dự án “nửa dơi, nửa chuột” như trên, chắc chắn thiệt thòi cũng không nhỏ. Còn khách hàng cũng phiền toái rất nhiều và thiệt hại là điều khó tránh khỏi.

  • Ai “chết” khi bất động sản “rơi tự do”?

    Ai “chết” khi bất động sản “rơi tự do”?

    CafeLand - Trong khi các chính sách của Chính phủ đang tập trung dồn lực để hỗ trợ thị trường thì mới đây Tiến sĩ Alan Phan đã phát biểu trên báo chí rằng “nên để thị trường bất động sản rơi tự do”. Ý kiến này của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều người, trong đó có cả các doanh nghiệp và hiệp hội bất động sản. Vậy nếu để thị trường bất động sản rơi tự do như ý kiến nêu trên thì ai sẽ là người “chết” ?<br/br>

  • Tranh chấp chung cư lại “vào mùa” ?

    Tranh chấp chung cư lại “vào mùa” ?

    CafeLand - Tưởng chừng như việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua tại các dự án bất động sản đã tạm lắng thì thời gian gần đây thị trường bất động sản lại tiếp tục nóng với các vụ kiện tụng, tranh chấp tại các dự án. Liệu có phải đã đến mùa tranh chấp tại các chung cư khi mà các chủ đầu tư gặp khó khi thị trường mất thanh khoản?

  • Cạn vốn, Petrolandmark vứt nhà thô bỏ chạy

    Cạn vốn, Petrolandmark vứt nhà thô bỏ chạy

    Petrolandmark, dự án chung cư từng gây “sốc” giảm giá trên thị trường TPHCM năm 2011 đã đóng băng với những lock nhà thô hơn 1 năm qua. Đến nay chủ đầu tư lại tiếp tục gây sốc khi đề nghị chỉ giao nhà thô cho khách hàng vì hết tiền hoàn thiện. <br/br>

Đỗ Trà Giang (Sài Gòn đầu tư tài chính)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.