Một đoạn đường thuộc trục đường Tây Thăng Long đã hoàn thiện.
Công trình có tổng chiều dài 5,8km. Quy mô mặt cắt ngang đường được chia làm hai đoạn: đoạn từ đường vành đai 3,5 đến đường vành đai 4 rộng 60,5m và đoạn từ đường vành đai 4 đến kênh Đan Hoài rộng 40m.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.298 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 693 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 617 tỷ đồng, phần còn lại dành cho các chi phí khác và dự phòng. Nguồn vốn đầu tư dự án được lấy từ ngân sách thành phố Hà Nội, với UBND huyện Đan Phượng làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch, dự án được triển khai từ năm 2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Đến tháng 12/2024, UBND huyện Đan Phượng đã hoàn tất quá trình lựa chọn nhà thầu xây lắp. Liên danh Công ty cổ phần Xây dựng Đèo Cả và Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả được chọn là đơn vị thi công. Đơn vị giám sát dự án là Liên danh Công ty cổ phần Tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Pacie.
Được biết, toàn bộ dự án trục đường Tây Thăng Long dài 33km, chia làm 5 đoạn:
Đoạn 1 từ Tây Hồ Tây đến đường vành đai 3,5 dài khoảng 6km, đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là phần quan trọng giúp kết nối khu vực Tây Hồ Tây với Bắc Từ Liêm, giảm tải áp lực giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng.
Đoạn 2 từ đường vành đai 3,5 đến đường vành đai 4 dài 3,2km hiện đạt khoảng 50% khối lượng công việc. Đoạn từ Văn Tiến Dũng đến Cầu Noi dài 2km đã thi công được 1,6km với các hạng mục cơ bản như cống thoát nước, hào kỹ thuật, cây xanh, điện chiếu sáng, nền và mặt đường. Tuy nhiên, đoạn từ Cầu Noi đến nút giao Phạm Văn Đồng dài 1,2km mới chỉ hoàn thiện được 350m do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, liên quan đến khoảng 420 hộ dân tại phường Cổ Nhuế 2.
Đoạn 3 từ đường vành đai 4 đến kênh Đan Hoài dài 5,8km đã chính thức được khởi công vào ngày 15/1/2025.
Đoạn 4 từ kênh Đan Hoài đến Quốc lộ 32, với chiều dài khoảng 8km, hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Dự kiến, đoạn này sẽ được triển khai sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý và huy động đủ nguồn vốn.
Đoạn cuối cùng, từ Quốc lộ 32 đến trung tâm thị xã Sơn Tây, có chiều dài khoảng 10km, vẫn chưa khởi công. Tuy nhiên, đây là đoạn ưu tiên trong kế hoạch phát triển của thành phố, nhằm tạo sự kết nối đồng bộ với khu vực Sơn Tây.
Dự án đường Tây Thăng Long đóng vai trò chiến lược trong việc hoàn thiện hạ tầng giao thông phía Tây Hà Nội, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sơn Tây, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các quận, huyện như Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.
-
Hà Nội quyết định mở đường từ Tây Thăng Long đến Phạm Văn Đồng
Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4478 phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường từ đường Tây Thăng Long đến đường Phạm Văn Đồng.







-
Hà Nội chi gần 2.900 tỷ đầu tư khu Đông Hồ Gươm thành quảng trường, công viên kết nối metro
UBND TP. Hà Nội vừa công bố sẽ dành gần 2.900 tỷ đồng để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cải tạo chỉnh trang khu vực TOD phía Đông Hồ Gươm, hướng tới xây dựng một quảng trường, công viên hiện đại, kết nối trực tiếp với tuyến metro đô thị....
-
Hà Nội "chốt" quy trình lập và mở rộng khu công nghệ cao, kỳ vọng hút đầu tư công nghệ
Tại kỳ họp thứ 22 vừa diễn ra, HĐND TP. Hà Nội đã chính thức thông qua Nghị quyết quy định trình tự, thủ tục thành lập, điều chỉnh, mở rộng ranh giới khu công nghệ cao và phân định rõ thẩm quyền của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp Th...
-
Hà Nội sẽ xây dựng hàng loạt dự án nhà ở xã hội dành cho cán bộ, chiến sĩ công an
Hơn 10 dự án nhà ở xã hội dành cho cán bộ, chiến sĩ công an vừa được HĐND TP Hà Nội bổ sung vào danh mục thu hồi đất năm 2025.