Nhà máy được đặt tại Khu công nghiệp Thăng Long II
Nhà máy MitraStar Việt Nam được triển khai trên khu đất có diện tích 6ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 850 tỷ đồng, chuyên sản xuất các thiết bị trung chuyển kết nối mạng. Theo thiết kế, công suất của nhà máy có thể đạt 4,8 triệu sản phẩm mỗi năm, tương đương khoảng 3.800 tấn thiết bị.
Theo đại diện MitraStar, từ nay đến cuối năm 2025, dự án sẽ hoàn thành toàn bộ các thủ tục hành chính và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng. Giai đoạn lắp đặt thiết bị và chạy thử sẽ được tiến hành từ tháng 12/2025 đến tháng 2/2026, trước khi chính thức đưa nhà máy vào vận hành vào tháng 3/2026.
Ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của MitraStar, dự án còn được kỳ vọng tạo ra hàng trăm việc làm mới cho người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng ngành thiết bị truyền thông tại Việt Nam.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã thu hút 205 dự án đầu tư mới, bao gồm cả vốn trong nước và vốn FDI, với tổng vốn đầu tư đạt trên 5,9 tỷ USD.
Trong đó, 82 dự án FDI mới có tổng vốn đăng ký trên 1,4 tỷ USD, cùng với 49 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn.
Tính đến giữa năm 2025, toàn tỉnh đang duy trì khoảng 3.880 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký hơn 40,8 tỷ USD. Riêng trong các khu công nghiệp, đã có khoảng 1.100 dự án, chiếm hơn 18,6 tỷ USD vốn đăng ký. Số còn lại là hơn 2.800 dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, chiếm khoảng 22,2 tỷ USD vốn đầu tư.
Về quy hoạch phát triển khu công nghiệp, Hưng Yên hiện có 13 khu công nghiệp đã được quy hoạch, trong đó 11 khu đã được thành lập, với tổng diện tích quy hoạch hơn 2.800ha. Trong định hướng đến năm 2030, tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu nâng tổng số khu công nghiệp lên 22 khu, tổng diện tích hơn 5.000ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào và Ân Thi.
Trong đó, Khu công nghiệp Thăng Long II, nơi đặt nhà máy MitraStar, là một trong những khu công nghiệp trọng điểm đã hoàn thiện hạ tầng, thu hút dòng vốn FDI đến từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Tỷ lệ lấp đầy hiện tại đã đạt trên 95%.
Chính quyền tỉnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 60–65% cơ cấu kinh tế, tập trung thu hút các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, điện tử – viễn thông và sản xuất thiết bị kỹ thuật số.
-
Hưng Yên sắp có tuyến đường gần 5.000 tỷ kết nối siêu đô thị, khu công nghiệp và Hà Nội
Một tuyến đường chiến lược dài gần 25 km với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng sắp được triển khai, kết nối phường Thái Bình (tỉnh Thái Bình cũ) với trung tâm tỉnh Hưng Yên. Đây được xem là dự án hạ tầng quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển vùng Thủ đô sau sáp nhập hành chính.
-
Dự án hơn 1,3 tỷ USD tại Hưng Yên đã có chủ, tên tuổi nào đứng sau thương vụ tỷ đô?
Một dự án khu đô thị có tổng mức đầu tư gần 35.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1,3 tỷ USD) vừa chính thức tìm được chủ đầu tư, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển đô thị quy mô lớn tại tỉnh Hưng Yên mới (sau sáp nhập với Thái Bình).
-
Khởi công dự án nhà xưởng gần 1.600 tỷ đồng tại Hưng Yên
Ngày 4/7, Tập đoàn Soilbuild International – đơn vị thành viên của Soilbuild Group (Singapore) đã chính thức khởi công dự án tổ hợp nhà xưởng xây sẵn Spectrum Hưng Yên tại lô CN8.1-6, Khu Công nghiệp Sạch, tỉnh Hưng Yên.


-
Hưng Yên sắp có tuyến đường gần 5.000 tỷ kết nối siêu đô thị, khu công nghiệp và Hà Nội
Một tuyến đường chiến lược dài gần 25 km với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng sắp được triển khai, kết nối phường Thái Bình (tỉnh Thái Bình cũ) với trung tâm tỉnh Hưng Yên. Đây được xem là dự án hạ tầng quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triể...
-
Dự án hơn 1,3 tỷ USD tại Hưng Yên đã có chủ, tên tuổi nào đứng sau thương vụ tỷ đô?
Một dự án khu đô thị có tổng mức đầu tư gần 35.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1,3 tỷ USD) vừa chính thức tìm được chủ đầu tư, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển đô thị quy mô lớn tại tỉnh Hưng Yên mới (sau sáp nhập với Thái Bình)...
-
Tỉnh Hưng Yên: Hội nhập – Vươn mình trong kỷ nguyên dân tộc
Sau quá trình sáp nhập, tỉnh Hưng Yên đang từng bước khẳng định vị thế mới – một địa phương năng động, đổi mới và hội nhập sâu rộng vươn mình trong kỷ nguyên dân tộc.