Phối cảnh Cụm công nghiệp Tân Thịnh.
Cụm công nghiệp Tân Thịnh có quy mô diện tích 50ha, thuộc địa bàn xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, được thành lập theo Quyết định số 1344/QĐ-UBND ký ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh Nam Định, với tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng.
Quy mô lao động là 3.000 người. Về cơ cấu sử dụng đất, đất công trình dịch vụ gồm 1 lô 3.250m2, mật độ xây dựng tối đa 60%, gồm nhà điều hành, phòng trưng bày, văn phòng đại diện...; đất xây dựng nhà máy, kho tàng có diện tích 37,7 ha, mật độ xây dựng tối đa 70%, cao tối đa 4 tầng; đất kỹ thuật có diện tích khoảng 10.305 m2; đất cây xanh, mặt nước 5,7 ha và đất giao thông khoảng 5,4 ha. Các ngành nghề chủ yếu tại dự án này là công nghiệp phụ trợ dệt may, công nghiệp chế tạo các sản phẩm nhựa...
Về các hạng mục, tại cụm công nghiệp Tân Thịnh dự kiến bố trí 39 lô đất phục vụ việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp... Diện tích các lô đất phục vụ doanh nghiệp vừa nhà nhỏ (15 lô) dao động 3.020-7.634m2, các lô này sẽ được ưu tiên bố trí hướng ra quốc lộ 21 nhằm trưng bày sản phẩm. Diện tích các lô đất còn lại dao động 9.440-16.000m2 (khoảng 24 lô).
Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nam Định sẽ có 14 khu công nghiệp (KCN), nâng tổng diện tích các KCN lên 2.546ha, (4 KCN đã hình thành, 9 KCN mới và một KCN mở rộng). Đến năm 2050, tổng số KCN tăng lên 27 khu với tổng diện tích 6.721ha, bổ sung 13 KCN.
Cụ thể, 4 khu công nghiệp đã hình thành, gồm KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh, KCN Dệt may Rạng Đôngsẽ được giữ nguyên. Đối với KCN Bảo Minh, KCN Hòa Xá, do diện tích lấp đầy đã đạt 100%, định hướng trong giai đoạn tới là duy trì không gian phát triển các ngành, lĩnh vực hiện hữu, đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Hai KCN đã có quyết định thành lập, đang giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng tính đến năm 2021 gồm KCN Mỹ Thuận và KCN Bảo Minh mở rộng. Các KCN này sẽ đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập.
Các KCN đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư gồm có KCN Trung Thành và KCN Hồng Tiến.
Về CCN, Nam Định tiếp tục thực hiện định hướng phát triển CCN đã được phê duyệt tại quyết định số 630; tuy nhiên, đề xuất thu hồi, đưa một số dự án CCN ra khỏi danh mục phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh với các lý do CCN quy mô nhỏ, không còn khả năng mở rộng; dự án CCN khó triển khai xây dựng, không thu hút được các nhà đầu tư; dự án CCN có khả năng phát triển với quy mô lớn, thành lập KCN...
Theo đó, tổng số CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 dự kiến là 54 CCN với tổng diện tích khoảng 5.969ha; giai đoạn 2031 – 2050 mở rộng một số CCN, nâng tổng diện tích CCN lên 8.703ha.
-
Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Nam Định từ ngày 1/10/2024
UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 35/2024 quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu việc tách thửa, hợp thửa đối với các loại đất trên địa bàn.
-
Nam Định có thêm dự án sản xuất nhôm 100 triệu USD
Dự án sẽ do doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với một doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) triển khai.








-
Nam Định “hồi sinh” bệnh viện gần 1.800 tỷ, kịp đưa vào khai thác trước ngày sáp nhập tỉnh
Sau gần 17 năm khởi công và hơn một thập kỷ “đắp chiếu”, dự án Bệnh viện Đa khoa quy mô 700 giường của tỉnh Nam Định chính thức được đưa vào sử dụng sáng 25/6, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng y tế địa phương trước thềm sáp nhập tỉnh....
-
Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu đề xuất xây sân bay quốc tế ở tỉnh có hơn 4,4 triệu dân
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng phối hợp với tỉnh Ninh Bình mới nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp về việc xây sân bay quốc tế, kết quả báo cáo Thủ tướng trong tháng 6.
-
Siêu tổ hợp thép gần 100.000 tỷ tại Nam Định sẽ hoàn thành vào 2030, tạo việc làm cho hơn 21.000 người
Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định dự kiến cho ra sản phẩm thép đầu tiên vào tháng 6/2028. Khi đi vào hoạt động, sẽ tạo việc làm cho khoảng 21.000 lao động....