Tấm bảng quy hoạch Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập bị rách te tua
Thế nhưng, từ khi được phê duyệt đến nay, dự án vẫn “án binh bất động” khiến người dân trong vùng dự án thuộc xã Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) phải sống trong cảnh bí bức, khốn khổ suốt hơn 10 năm qua.
Không thể xây dựng, sửa chữa
Bà Lê Thị Điện (87 tuổi, thôn Đồng Minh) dẫn chúng tôi đến tận mắt chứng kiến khu quy hoạch dự án Trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập, bảo: “Đây là chỗ dự kiến xây nhà máy điện, giờ còn mỗi cái bảng rách te tua đó!”. Theo tay bà Điện chỉ, chúng tôi thấy trên tấm bảng còn lại dòng chữ “nhà máy nhiệt điện”. Trên khu đất trống, bây giờ người dân tận dụng làm nơi tập kết cát, phơi moi (tép biển). Chị Nguyễn Thị Thử đang phơi moi gần đó, ngừng tay, than thở: “Dân chúng tôi mệt mỏi vì quy hoạch treo lắm rồi. 10 năm rồi chứ ít gì. Con cái thì cứ sinh ra, lớn lên, còn nhà thì vẫn cứ phải 2 gian như xưa vì không cho xây dựng, sửa chữa. Bây giờ dân tôi không muốn đi đâu hết”. Vào nhà ông Hoàng Văn Phông (ở thôn Tân Minh), căn nhà đã xuống cấp nhưng không được sửa chữa. Ông Phông chia sẻ, gia đình ông thuộc diện chính sách, được chính quyền địa phương hỗ trợ 20 triệu đồng để sửa nhà, nhưng vì nằm trong dự án nên không sửa được, tiền vì thế cũng không được nhận. Nhà có 4 người con đã có gia đình, muốn tách cho ở riêng nhưng không làm được sổ đỏ.
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Minh Mai Văn Khư cho biết, thôn có 350 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu. Từ khi có quy hoạch dự án, dân khổ sở vô cùng. Sổ đỏ không được làm, nhà không được xây mới. Khổ nhất là các cháu học sinh. Vì không được xây trường nên mẫu giáo của thôn Đồng Minh, Đồng Thanh và Tân Minh phải mượn nhà văn hóa thôn để học nhờ. Trường Tiểu học Quỳnh Lập B đóng trên địa bàn cũng xuống cấp nghiêm trọng. Học sinh phải học 2 ca/ngày. Mới đây, trước sự xuống cấp của trường và nhu cầu bức thiết của dân, xã đã cho làm thêm 4 phòng học tạm, lợp bằng tôn. Những phòng học này mùa hè nóng khủng khiếp, học sinh không thể ngồi học. Ông Khư than: “Có gia đình 3-4 thế hệ phải sống chen chúc trong một nhà, sinh hoạt khổ lắm. Có nhà đánh liều cơi nới để ở, mặc cho chính quyền dọa phạt. Trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi kiến nghị dự án nhiệt điện nếu không làm thì bỏ, để người dân sinh sống bình thường”.
Lo môi trường sống thay đổi
Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập Trần Đình Ánh thẳng thắn: “Nếu dự án nhiệt điện được thực hiện thì lo lắng nhất của chúng tôi là môi trường sống. Chắc chắn việc phát triển du lịch, kinh tế địa phương sẽ bị nhiệt điện tác động mạnh”. Ông Ánh cho biết, dự án nhiệt điện Quỳnh Lập có quyết định quy hoạch từ năm 2009, trong đó nhà máy nhiệt điện 1 diện tích 143,54ha, nhà máy nhiệt điện 2 diện tích 147ha. Có 3 thôn bị ảnh hưởng bởi dự án này là Đồng Minh, Đồng Thanh và Tân Minh; trong đó, nằm trong vùng dự án là thôn Đồng Minh và Tân Minh. Có khoảng 700 hộ dân phải di dời. Để phục vụ di dời dân, tại xã Quỳnh Lập đã xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư với diện tích 60ha, xã Quỳnh Lập là 20ha. Dự án treo này đã khiến người dân và chính quyền xã “khổ đủ bề”. Gia đình 3-4 thế hệ nhưng không được tách làm nhà riêng, đất đai không được tự ý chuyển đổi, cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xuống cấp nghiêm trọng. Chính quyền xã rơi vào tình cảnh “trên đe dưới búa”. Nếu để dân cơi nới, làm nhà thì phải chịu trách nhiệm với cấp trên, mà không lờ đi cho dân làm thì bị dân ghét.
Ông Ánh chia sẻ: “Lo lắng nhất của chúng tôi là cuộc sống của người dân, đặc biệt là nghề nghiệp sau khi tái định cư. Quỳnh Lập có 12km bờ biển. Người dân các thôn phải di dời là Đồng Minh, Tân Minh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Nếu phải di dời không biết họ sống bằng nghề gì. Thật may là mới đây, nghe thông tin tỉnh có chủ trương đề xuất cấp trên dừng hoặc chuyển đổi dự án nhiệt điện. Nghe thông tin này chúng tôi rất mừng, nhưng phải chờ ý kiến của Chính phủ”.
-
Những dự án tỉ đô trong năm 2020
CafeLand – Năm 2020, Việt Nam đón nhận nhiều dự án tỉ đô, trong đó có dự án năng lượng hơn 4 tỉ USD tại Bạc Liêu.
-
Thị xã Hoàng Mai sẽ lên thành phố vào năm 2030?
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa qua đã ban hành Nghị quyết 18 về xây dựng và phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
15.000 người lao động tại Nghệ An sẽ có việc làm nếu nhà máy này hoàn thành
Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã chính thức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy dệt may Mega Textile Vietnam với tổng vốn đầu tư 590 triệu USD (khoảng 15.000 tỷ đồng). Đây là dự án quy mô lớn, do Tập đoàn Best Pacific International Limited...
-
4 Khu công nghiệp lớn tại Nghệ An đẩy nhanh tiến độ: Cơ hội cho hàng vạn lao động
Nghệ An đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư công nghiệp, với hàng loạt dự án khu công nghiệp lớn được triển khai. Tuy nhiên, tiến độ và những vướng mắc trong quá trình thực hiện đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ ...