Cụ thể, doanh thu sụt giảm, trong khi giá thuê chiếm tới 15-30% chi phí nên nhiều cửa hàng phải đóng cửa hoặc chỉ mở duy trì làm cho mặt bằng khó cho thê.
Khó giữ chân người thuê
Theo khảo sát, nhiều phố kinh doanh sầm uất ở Hà Nội, vắng người thời điểm này không chỉ có nhà hàng, quán ăn mà còn có cả các cửa hàng thời trang, phụ kiện,...
Ngay trong mặt bằng bán lẻ lớn như hệ thống TTTM Vincom cũng chỉ có khách vào siêu thị Vinmart. Các quầy hàng khác hầu như không có khách.
Trung tâm thương mại luôn trong tình trạng vắng người từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
Trao đổi với CafeLand, chị N.T, một chủ nhà cho thuê ở phố Hàng Đào vừa mới ký hợp đồng cho thuê trước Tết thể hiện sự lo lắng khi đường ngày càng vắng và không có khách mua: “Cửa hàng nhà mình hết tháng 4 mới hết tiền. Tình hình này không biết họ có thuê nữa không”.
Nguyễn Hải Phong, một môi giới cho thuê mặt bằng ở Hà Nội cũng chung nỗi lo đó khi từ đầu năm đến nay không có giao dịch mới vì “khách cũng hỏi thuê nhưng nửa vời vì sợ dịch bệnh bùng phát mở ra sẽ thua lỗ nặng”.
“Nhu cầu khách hàng thuê nhà giảm hẳn và thời điểm này hầu như không có khách hàng mới. Thời điểm hiện tại thị trường cho thuê đang rất khó khăn vì dịch bệnh khó lường”, Phong cho biết.
Cũng theo Hải Phong, mặt bằng cho thuê khó khăn kể từ khi có Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người có nồng độ cồn tham gia giao thông. Cụ thể, từ thời điểm cuối năm ngoái cho đến nay, số lượng nhà hàng trả lại mặt bằng lên tới 50%.
Vừa mới đây, theo thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cũng có tới 9.000 hộ kinh doanh trên địa bàn phải giải thể, đóng cửa hoặc tạm nghỉ kinh doanh trong 2 tháng đầu năm nay. Trong số đó, có khoảng 30% số hộ phải tạm ngừng hoặc bỏ kinh doanh do Covid-19.
Giá mặt bằng cho thuê giảm nhẹ
Theo tìm hiểu, một số phố lớn tại Hà Nội có giá cho thuê luôn ở mức cao như Xã Đàn giảm không đáng kể.
Đơn cử, ở phố này, nhà hai tầng, mặt tiền 9m, rộng 150m2 vẫn ở mức giá thuê 110 triệu/tháng; nhà mặt tiền 5m, diện tích 50m2 giá 42 triệu/tháng;... Với các phố như Nhà Chung, Hàng Gai, Hàng Ngang,... không có dấu hiệu giảm giá thuê.
Trao đổi với CafeLand về giá thuê mặt tiền kinh doanh mùa Covid-19, Hải Phong cho biết: “Tuỳ giá trị mặt bằng kinh doanh ở các quận khác nhau nếu mặt bằng “hot” thì dao động 5%. Còn những tuyến phố mặt bằng không nằm ở trung tâm hay mặt bằng kinh doanh kém sẽ giảm khoảng 10-15%”.
Tình trạng trưng biển cho thuê mùa dịch gặp ở tất các thành phố lớn. Ảnh chụp phố Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng)
Mức độ giảm nhẹ này được đại diện Savills Vietnam đánh giá là mức hỗ trợ của chủ nhà cho thuê khi dịch bệnh và không muốn thương lượng giảm thêm.
Nguyên do chính là giá bất động sản cho thuê luôn ở mức cao, thời gian của hợp đồng cho thuê cũng từ 3 năm trở lên. Do vậy nếu giảm giá thuê sẽ kéo theo giá thuê các năm sau giảm cùng.
Còn với mặt bằng trung tâm thương mại cũng đã được các đơn vị cho thuê lên tiếng hỗ trợ. Đơn cử có Tập đoàn Hưng Thịnh triển khai chính sách hỗ trợ giá thuê từ 20 – 40% trong các dự án của công ty này.
Công ty CP Vincom Retail với chuỗi TTTM cũng đã công bố hỗ trợ 300 tỷ đồng cho các đối tác thông qua việc hạ giá thuê, phát hành voucher ưu đãi,...
Có thể thấy diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong năm nay sẽ khiến giá thuê bất động sản kinh doanh không tăng, còn các chủ đầu tư TTTM đang đảm bảo tỷ lệ lấp đầy thông qua động thái hỗ trợ khách thuê.
-
FLC miễn nhiệm 6 nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC vừa công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 với việc miễn nhiệm 4 thành viên hội đồng quản trị cùng 2 thành viên ban kiểm soát.
-
Huyện có siêu dự án hơn 4,2 tỷ USD sắp khởi công hai dự án nhà ở xã hội
Động thái này đánh dấu bước chuyển mình sau gần 10 năm huyện này cũng như toàn thành phố Hà Nội chưa triển khai được dự án nhà ở xã hội (NOXH) nào bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Khách hàng trẻ “chốt” căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences
Với khách trẻ ưu tiên mua căn hộ nội đô, Hanoi Melody Residences đang trở thành “bến đỗ”, nhờ đáp ứng tiêu chí khắt khe và chính sách thanh toán linh hoạt lên tới 05 phương thức lựa chọn.