Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP Xi măng Công Thanh. Công ty có trụ sở chính tại Thôn Tam Sơn, Xã Tân Trường, Thị xã Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
Theo đó, Xi măng Công Thanh bị phạt tiền 85 triệu đồng do không công bố thông tin đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp này đã không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với: Báo cáo tài chính (BCTC) bán niên 2022; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2022; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2022.
Nhà máy Xi măng Công Thanh
Trước đó, Xi măng Công Thanh đã công bố BCTC năm 2022 đã kiểm toán. Đáng chú ý, tại BCTC này, kiểm toán viên đã chỉ ra nhiều dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Có nhiều nguyên nhân khiến công ty kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến về BCTC của Xi măng Công Thanh cho năm 2022.
Thứ nhất, năm 2022, Xi măng Công Thanh đã phát sinh khoản lỗ gần 1.182 tỷ đồng (ngày 31/12/2021 ghi nhận khoản lỗ hơn 881 tỷ đồng). Trong khi đó, doanh thuần đạt 1.596 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, doanh nghiệp này ghi nhận lỗ lũy kế của đã vượt vốn chủ sở hữu là 5.180 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này cũng đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 2.350 tỷ đồng.
Thứ hai, tại thời điểm cuối năm 2022, Xi măng Công Thanh chưa thực hiện theo kế hoạch chi trả khoản vay dài hạn đến hạn trả và trái phiếu đến hạn trả với số tiền là 1.293 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng chưa chi trả khoản vay ngắn hạn cho Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn-Hà Nội với số tiền là 288 tỷ đồng và tổng tiền lãi vay quá hạn là 316 tỷ đồng cho các ngân hàng này.
Đơn vị kiểm toán nhận mạnh: "Các dấu hiệu này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Phía kiểm toán cho biết, mặc dù Xi măng Công Thanh đã lập BCTC trên cơ sở doanh nghiệp hoạt động liên tục. Tuy nhiên, doanh nghiệp này không thể cung cấp bằng chứng khả năng hoàn thành kế hoạch thanh toán do các ngân hàng đã đề ra.
Dựa theo các thông tin hiện có, đơn vị kiểm toán chưa thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc sử dụng giả định hoạt động liên tục để soạn lập BCTC này là phù hợp. Do đó, kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến về BCTC của Xi măng Công Thanh cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2022.
Năm 2023, Xi măng Công Thanh lên kế hoạch sản lượng sản xuất 2,6 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 2,1 triệu tấn, lần lượt tăng 27% và 51% so với năm ngoái. Theo đó, doanh thu dự kiến tăng 21% lên 1.926 tỷ đồng và lỗ sau thuế 796 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 5.200 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn
Công ty CP Xi măng Công Thanh đã bị kiểm toán chỉ ra một loạt vấn đề trong báo cáo tài chính năm 2022, thậm chí là có nguy cơ đe dọa tới khả năng hoạt động liên tục của công ty.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.
-
Công suất sản xuất hơn 120 triệu tấn/năm, 80 nhà máy xi măng cần phải làm ngay điều này
80 doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần theo Nghị định số 06/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozone.
-
Doanh thu không bù đắp nổi chi phí, doanh nghiệp xi măng “ngậm ngùi” báo lỗ
Giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao đã đẩy các doanh nghiệp xi măng vào tình thế khó khăn, thua lỗ trong quý 3/2024, khiến áp lực tài chính càng thêm nặng nề.