Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, đến nay toàn bộ cọc mốc giải phóng mặt bằng đã được chủ đầu tư giao cho địa phương. Các chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng đã thực hiện xong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn đo đạc.
Giá đất bồi thường cho các trường hợp bị ảnh hưởng đã được UBND tỉnh phê duyệt. 3 địa phương gồm: Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh có tổng cộng 2.439 trường hợp bị ảnh hưởng, đã kiểm kê được 2.380 trường hợp, đã chi trả bồi thường cho 942 trường hợp. Có 181 hộ cần phải bố trí tái định cư tại 6 khu tái định cư (Diên Khánh 1 khu, Cam Lâm 3 khu, Cam Ranh 2 khu). Hiện nay, các địa phương lựa chọn nhà thầu thi công các khu tái định cư.
Kinh phí giải phóng mặt bằng đoạn Nha Trang - Cam Lâm đã được phê duyệt 819 tỉ đồng, đã giải ngân được 256,7 tỉ đồng; đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo được bố trí 43 tỷ đồng, đã giải ngân được hơn 13,5 tỉ đồng.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa gồm 2 dự án thành phần: Đoạn Nha Trang - Cam Lâm có chiều dài tuyến khoảng 49,2km, điểm đầu thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh và điểm cuối thuộc xã Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh. Dự án thành phần đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo có chiều dài tuyến khoảng 78,5 km, trong đó đoạn qua địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) dài khoảng 5 km, đoạn còn lại đi qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
-
Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD đến Cần Thơ
Sáng ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao hơn 67,3 tỷ USD
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam chính thức được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, sáng 13/11. Tuyến đường sắt có tốc độ 350km/h, đi qua 20 tỉnh, thành với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 67,3 tỉ USD....
-
Đại biểu Quốc hội: Việt Nam phải nắm công nghệ làm đường sắt tốc độ cao để thoát “vòng lặp” đội vốn, chậm tiến độ
Theo đại biểu Quốc hội, để đảm bảo khả thi và tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các đơn vị trong nước phải được chuyển giao công nghệ vận hành, sản xuất.