Phân khúc khách sạn và căn hộ dịch vụ dự báo sớm sôi động trở lại trong năm 2022.
Savills Việt Nam vừa công bố số liệu cập nhật thị trường bất động sản Hà Nội, trong đó có khách sạn và căn hộ dịch vụ.
Nguồn cung trên thị trường khách sạn khá ổn định, trong đó hơn một nửa số phòng đến từ 17 khách sạn 5 sao.
Phân khúc này dự kiến dẫn dắt nguồn cung đến năm 2023 với 8 trên 13 dự án mới đi vào hoạt động. Thị trường chủ yếu nằm tại khu vực nội thành, chiếm 54% tổng nguồn cung.
Do giãn cách xã hội nới lỏng từ tháng 10, công suất quý 4 đạt 27%, tương đương với 10 điểm phần trăm tăng theo quý. Phân khúc khách sạn 5 sao có công suất cao nhất với 31%, theo sau là khách sạn 4 sao đạt 24% và khách sạn 3 sao đạt 18%.
Giá thuê trung bình năm 2021 giảm 9% theo năm, xuống mức 1.680.000 đồng/phòng/đêm.
Với các lệnh cấm di chuyển quốc tế nghiêm ngặt, khách du lịch nội địa vẫn là nhóm động lực chính cho ngành.
Mặc dù Việt Nam đã có một chiến dịch tiêm chủng thành công và có các chương trình để phục hồi du lịch quốc tế, triển vọng ngành khách sạn vẫn còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược của Chính Phủ và sự xuất hiện của biến chủng Covid mới.
Chia sẻ về tiềm năng hồi phục của thị trường khách sạn, ông Matthew Powell, Giám Đốc Savills Hà Nội, cho biết nới lỏng hạn chế đi lại đồng nghĩa với việc các khách sạn tại Hà Nội cải thiện công suất trong quý 4-2021.
Chương trình tiêm chủng nhanh chóng là một bước đệm tích cực để chào đón du khách nước ngoài trở lại. Tuy nhiên, du khách nội địa sẽ tiếp tục thúc đẩy ngành khách sạn tại Việt Nam.
Về thị trường căn hộ dịch vụ, nguồn cung căn hộ dịch vụ đạt khoảng 5.680 căn, tăng 13% theo quý và 6% theo năm. Những dự án có thương hiệu đang có ưu thế khi chiếm 46% thị phần, tức 15 trong tổng số 61 dự án.
Hoạt động của thị trường không thay đổi so với quý trước, đạt mức 69% và tăng 2 điểm phần trăm theo năm.
Xét theo phân khúc, hạng A và hạng B vững mạnh hơn khi ghi nhận 10 dự án có công suất trên 90%, trong khi hạng C không ghi nhận dự án nào đạt mức này.
Giá thuê trung bình chạm đáy của ba năm gần đây tại 547.000 đồng/m2/tháng. Trong đó, giá thuê trung bình hạng A giảm 4% theo năm, và hạng C sụt giảm mạnh nhất với 11% theo năm.
Xu hướng đầu tư vào loại căn có quy mô nhỏ đang trở nên rõ ràng. So với loại 2 phòng ngủ và 3 phòng ngủ, các loại căn nhỏ có giá thuê trung bình theo m2 cao hơn 20-46% và doanh thu căn trên m2 cao hơn 4-15%. Khi công suất thấp hoặc trong giai đoạn đầu của dự án lớn, các căn nhỏ và có khả năng kết hợp giúp nhà điều hành tiết kiệm chi phí.
Nhận xét tổng quan thị trường, ông Matthew Powell, cho rằng tình hình bất động sản tại Hà Nội đang ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tốt. Các nhà đầu tư vẫn luôn thể hiện sự lạc quan về thị trường. Bởi vậy, khi các hạn chế được dỡ bỏ và tình hình dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động của thị trường cũng trở nên sôi động hơn.
Bên cạnh đó, việc biên giới được mở cửa vào đầu năm 2022 sẽ là chìa khóa cho sự trở lại của ngành du lịch, vốn là một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam và có thể tạo ra con số ấn tượng sau khi phục hồi.
“Chúng tôi tin rằng thị trường sẽ sớm phục hồi trong thời gian tới và năm 2022 sẽ là một năm tuyệt vời cho sự phát triển của ngành bất động sản Việt Nam”, Giám đốc Savills Hà Nội cho hay.
-
Mặt bằng cho thuê Hà Nội: giá tiếp tục giảm nhưng vẫn vắng khách thuê
Mặc dù thành phố đã chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, song ngành bán lẻ dường như vẫn chưa có sự phục hồi đáng kể.







-
Hà Nội sẽ có thêm Bệnh viện Mắt gần 720 tỷ đồng
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Mắt thành phố Hà Nội tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, với tổng mức đầu tư dự kiến 718,9 tỷ đồng.
-
Sốt đất ven Hà Nội: Giá tăng chóng mặt 80%, nhưng nhà đầu tư lại đứng yên quan sát
Hai tháng đầu năm 2025 chứng kiến cơn sốt đất nền vùng ven Hà Nội khi giá rao bán tăng từ 30% đến 80% tùy khu vực. Thế nhưng, trái ngược với đà tăng nóng này, lượng quan tâm của nhà đầu tư lại không bứt phá tương ứng, thậm chí có dấu hiệu chững lại. ...
-
Hà Nội mạnh tay xử lý hơn 800 dự án “đắp chiếu”
Hà Nội đang bước vào cuộc thanh lọc quyết liệt với hơn 800 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, nhằm khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.