Theo thông báo của NHNN trước đó một ngày, giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, trước giờ diễn ra phiên đấu thầu, NHNN quyết định hạ giá tham chiếu xuống còn 87,7 triệu đồng/lượng.
Kết quả, có 8 đơn vị tham gia trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu lên đến 8.100 lượng vàng miếng SJC (tương đương 81 lô) trong tổng số 16.800 lượng được đem ra đấu thầu. Giá trúng thầu cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng và giá trúng thầu thấp nhất là 87,72 triệu đồng/lượng.
Như vậy, sau 3 phiên đấu thầu thành công, tổng cộng 14.900 lượng vàng được cung ra thị trường.
Trưa nay, giá vàng miếng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn giữ nguyên như buổi sáng 86 - 89 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC tại DOJI niêm yết ở mức 86,5 - 88,5 triệu đồng/lượng.
Hiện giá vàng trên Kitco đang ở mức 2.344 USD/ounce, thấp hơn giá vàng miếng SJC 16,3 triệu đồng/lượng.
-
Sáng 14/5, tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng với giá cọc tới 88 triệu đồng/lượng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng với giá cọc được nâng lên 88 triệu đồng/lượng vào sáng nay (14/5).








-
Bạc miếng bỗng đắt hàng, khách phải đặt trước 20 ngày mới có
Nhu cầu gia tăng nhanh chóng khiến nguồn cung bạc không kịp đáp ứng. Khách hàng phải đặt trước 20 ngày mới có thể nhận hàng, đặc biệt với sản phẩm bạc tích lũy trọng lượng cao.
-
Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?
Ngoài thương hiệu SJC độc quyền bấy lâu nay sẽ có thêm các thương hiệu vàng của các doanh nghiệp, ngân hàng được cấp phép sản xuất, và chỉ những doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được cấp hạn mức nhập khẩu vàng nguyên liệu....
-
Lừa đảo mua bán vàng nở rộ, khách hàng cần chú ý để tránh bị 'sập bẫy'
Các ngân hàng lớn như BIDV, MB, SHB... vừa phát thông báo khuyến nghị khách hàng nâng cao cảnh giác khi thực hiện giao dịch mua bán vàng.