Quỳnh Anh là gái thành phố, còn chồng cô là trai tỉnh lẻ. Họ quen nhau trong một lần tham dự sự kiện tri ân của đối tác công ty. Khi đó, hai người cũng sấp sỉ 30 tuổi, nên sau khi quen nhau được 6 tháng cả hai quyết định tiến tới hôn nhân.
Chật vật mua nhà
Kết hôn năm 2019, vợ chồng Quỳnh Anh phải thuê trọ tại TP.HCM. Đầu năm 2020, Quỳnh Anh sinh con đầu lòng. Vì nhà có con nhỏ, nên vợ chồng Quỳnh Anh buộc phải đi thuê một căn hộ chung cư rộng rãi hơn.
Lúc này, mỗi tháng vợ chồng chị phải trả tiền thuê nhà khoảng 4 triệu đồng. Cộng với tiền điện, nước, phí dịch vụ..., Quỳnh Anh cũng phải mất nửa tháng lương cho việc thuê nhà. Thời gian cô nghỉ theo chế độ thai sản, không có nguồn thu. Trong khi đó lương của chồng Quỳnh Anh chỉ 8 triệu đồng.
Sau nhiều ngày bàn tính, vợ chồng Quỳnh Anh quyết định mua căn hộ chung cư. Cùng thời điểm đó, căn hộ nhà hàng xóm đang rao bán 800 triệu đồng. Căn hộ rộng 72m2, 2 phòng ngủ, trị giá 2,3 tỉ đồng. Hai vợ chồng gom hết tiền, vay mượn khắp nơi cũng chỉ được nửa số tiền căn nhà. Nửa còn lại họ quyết định vay ngân hàng trong thời gian 20 năm.
Năm 2021 ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chồng Quỳnh Anh bị mất việc làm. Cô vừa trông con nhỏ, vừa bán hàng online. Chưa dừng lại ở đó, trong năm đầu tiên, vợ chồng Quỳnh Anh phải trả lãi là 7,7%. Sang năm 2022, chị phải gánh mức lãi lên đến 14%. May mắn, công việc của hai vợ chồng đã dần ổn định, con cái cũng lớn hơn. Cuối cùng Quỳnh Anh cũng có được căn nhà của riêng mình.
Ảnh minh họa.
10 năm vẫn chưa được đón Tết tại nhà riêng
Tết đầu tiên sau kết hôn, vợ chồng Quỳnh Anh chọn về nhà chồng ăn Tết. Vì là năm đầu tiên làm dâu, phải về để ra mắt họ hàng. Công việc của cô cũng khá bận rộn nên từ rằm tháng Chạp trở đi tôi vừa phải tranh thủ hoàn thành công việc, vừa dọn dẹp nhà cửa, mua sắm tết và điều quan trọng hơn là chọn quà biếu bố mẹ chồng.
Chồng Quỳnh Anh là con trai duy nhất trong gia đình, trên anh còn có hai người chị gái đã đi lấy chồng. Mỗi năm, cứ đến Mùng 2 Tết là cả nhà dắt díu nhau về chơi cùng ông bà ngoại. Quỳnh Anh thấy mà chạnh lòng.
Còn cô, cứ đúng 28 Tết là cả nhà lại tay xách, nách mang ngồi trên chiếc xe khách chật kín người trong chặng đường hơn 300km. Về tới nhà ai cũng mệt rũ rượi. Nhưng cô đâu được nghỉ ngơi. Bước xuống xe, chào hỏi bố mẹ chồng, cất đồ đạc xong cô lại xắn tay áo tiếp tục dọn dẹp nhà cửa lần 2, tất bật cho đến tận đêm 30 tết.
Hết Tết trở về nhà, nhìn cảnh hoa trái trên bàn thờ héo rũ, hoa mai trước nhà rụng tơi tả, Quỳnh Anh buồn đến mức không muốn dọn dẹp. Bố mẹ cô thường nói: “Tết mà để nhà cửa không người, không ai thắp hương khói thì năm mới không mấy phấn khởi”.
Quỳnh Anh vẫn ước vào đêm giao thừa vợ chồng cùng nhau làm mâm cơm cho nhà của ấm áp. Mùng 1 Tết cả gia đình ngồi trên chiếc xe máy dạo quanh khắp phố phường, đi những nơi mình muốn và làm những điều mình thích. Nhưng suốt 10 năm nay, chồng cô chưa từng một lần hỏi: “Năm nay ăn Tết ở đâu?”.
Tranh cãi giữa “tết nội, tết ngoại”
Cứ mỗi dịp Tết đến, câu chuyện "ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại" lại là chủ đề dấy lên nhiều tranh cãi, bởi mỗi người, mỗi gia đình lại có một quan điểm khác nhau. Đặc biệt, đối với những gia đình có nhà nội và nhà ngoại ở xa nhau, mong muốn được ăn Tết ở nhà đẻ lại càng lớn hơn.
Theo Điều 18 Luật bình đẳng giới:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
-
10 cách đơn giản cải tạo nhà đón Tết
Ngôi nhà là nơi không chỉ thể hiện được phong cách, thiết kế, sở thích mà còn thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng đủ kinh phí để hoàn thiện được một ngôi nhà sang trọng và hấp dẫn để đón chào năm mới. Dưới đây là một số cách thông mình giúp ngôi nhà đón Tết đẹp nhất ngay cả khi ngân sách eo hẹp.
-
Tăng Thanh Hà và dàn sao trang hoàng nhà cửa đón Tết Nguyên đán
Trước thềm Tết Nguyên đán 2020, Tăng Thanh Hà và đông đảo nghệ sĩ Việt đã dành thời gian để trang hoàng nhà cửa. Họ cùng nhau khoe nhiều không gian rực rỡ trong tổ ấm.
-
Trang trí hoa ngày Tết cần lưu ý những loài hoa đẹp nhưng có độc này
Trang trí hoa ngày Tết không những mang thêm sắc xuân, điểm tô không gian sống mà còn mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, có nhiều loại hoa được ưa chuộng trang trí ngày Tết có chứa độc tố người dùng cần lưu ý khi lựa chọn....
-
Chọn ngày giờ tốt cúng ông Công ông Táo 2024 để rước may mắn, tài lộc
Tết ông Công ông Táo là một trong những dịp lễ quan trọng trước Tết Nguyên Đán. Theo phong tục, Tết ông Công ông Táo sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch) hàng năm. Vậy cúng ông Công ông Táo năm 2024 chọn ngày giờ nào đẹp giúp gi...
-
7 loại cây xanh giúp thanh lọc không khí chưng trong ngày Tết
Trang trí cây xanh không chỉ mang ý nghĩa về mặt phong thủy, giúp đón may mắn tài lộc, hút vượng khí cho gia đình ngày Tết mà còn có tác dụng thanh lọc, loại bỏ những độc tố trong không khí, giúp không gian sống trong lành, thoáng mát hơn....