Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 57 tỉ đô la Mỹ là dự án mà Chính phủ vẫn "nợ" Quốc hội việc cho ý kiến Ảnh: Báo Giao Thông
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi thẩm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội kỳ họp trước về chất vấn và trả lời chất vấn đã chỉ ra hàng loạt các dự án lớn của ngành giao thông triển khai rất chậm hoặc không có phương án cụ thể.
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết: Chính phủ vẫn chưa trình Quốc hội cho ý kiến hồ sơ về phương án đầu tư hệ thống đường săt tốc độ cao tuyến Bắc-Nam theo như tiến độ yêu cầu tại Nghị quyết số 63 năm 2018. Nghị quyết này yêu cầu Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án này vào năm 2019, sau khi hoàn tất trình báo cáo tiền khả thi.
Dự án này đã được Bộ KH-ĐT là thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước đặt mục tiêu hoàn thành thẩm định để trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 5-2020 song đến nay vẫn không kịp và lùi thời hạn chưa xác định được mốc thời gian trình ra Quốc hội cho ý kiến với tổng mức đầu tư khoảng 57,7 tỉ đô la và chia làm hai phân kỳ đầu tư đến 2050.
Quốc hội cũng nhắc Chính phủ có kế hoạch dự kiến sẽ bố trí ngân sách nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư để mua lại quyền thu phí trạm thu phí BOT có vướng mắc song đến nay chưa triển khai cụ thể hơn.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận thấy một số nơi như trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài, trạm Cai Lậy, trạm Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc Dự án đầu tư xây dựng dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT… vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro, bất cập cần khẩn trương có giải pháp để xử lý dứt điểm, tránh phát sinh gây mất an ninh trật tự. Vì vậy, phương án xử lý cần bảo đảm tính tổng thể, thống nhất, công bằng, minh bạch đối với tất cả các trạm thu phí BOT trên cả nước là việc rất cần thiết.
Một dự án khác có liên quan đến các vấn đề thu phí BOT là công tác triển khai thu phí tự động không dừng tại tất cả các trạm thu phí BOT trên cả nước đến nay chậm 2 năm so với Nghị quyết của Quốc hội đặt ra và đến nay vẫn chưa rõ thời gian hoàn thành.
Do đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại việc tổ chức thực hiện thu phí không dừng theo yêu cầu tại Nghị quyết và làm rõ sự phù hợp, minh bạch của việc triển khai thực hiện các dự án thu phí không dừng giai đoạn 1 (BOO1) và BOO2 tồn tại nhiều bất cập gây nên sự phản đối từ các nhà đầu tư các dự án BOT thời gian qua; cũng như việc kiểm soát doanh thu thu phí, công nghệ thu phí không dừng được áp dụng.
-
Tăng tốc cho cao tốc Bắc - Nam: Vướng mắc chồng chất
Chính phủ đã giao các địa phương phải hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án cao tốc Bắc - Nam trong tháng 6 tới. Dù nhiều địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ vướng mắc, nhưng trên thực tế việc này sẽ không dễ hoàn thành đúng hạn.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.
-
Khẩn trương mở rộng cao tốc nối TP.HCM với miền Tây lên 6 – 8 làn xe
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được mở rộng lên 6 – 8 làn xe nhằm đảm bảo kết nối giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh thành miền Tây.
-
Thủ tướng: Mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000km cao tốc, xuyên suốt từ Cao Bằng tới Cà Mau
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau, đây cũng là mục tiêu có tính chất pháp lệnh, đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng, Quốc hội....