Mức thuế chống bán phá giá Indonesia áp thêm 5 năm đối với Việt Nam là từ 12,3% - 27,8%.
Trong bản kết luận cuối cùng, căn cứ trên các bằng chứng, phân tích, phiên điều trần, bản đệ trình bởi các bên liên quan, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá thêm 5 năm đối với Việt Nam là từ 12,3% - 27,8%.
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác cùng bị áp thuế là Nhật Bản (18,6% – 55,6%), Trung Quốc (13,6% - 43,5%), Hàn Quốc (10,1%– 11%), lãnh thổ Đài Loan (5,9% - 20,6%.
Trước đó, nguyên đơn là Công ty PT Krakatau Steel đã gửi đơn lên Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia yêu cầu điều tra vụ việc, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Cơ quan này sau đó đã khởi xướng điều tra vụ việc ban đầu vào năm 2011, và ra quyết định áp thuế vào năm 2013 với mức thuế dành cho doanh nghiệp Việt Nam ở mức 12,3% - 27,8%.
Vụ việc tiếp tục được khởi xướng điều tra rà soát vào ngày 4/9/2015.
-
Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế bán phá giá với ống thép Việt Nam
CafeLand – Mức thuế chống bán phá giá sẽ áp dụng với ống thép hàn không gỉ cuộn cán nguội của một số doanh nghiệp Việt Nam là 25,27%.
-
Giá thép tăng vọt, Hiệp hội thép lên tiếng
CafeLand - Trước tình hình giá thép trên thị trường biến động mạnh, Chủ tịch Hiệp hội thép (VSA) đã lên tiếng yêu cầu các doanh nghiệp thép có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, đẩy mạnh sản xuất phôi thép và thép dài, cung cấp đủ nhu cầu trong nước với chất lượng và giá cả cạnh tranh phù hợp với biến động thị trường giá thép thế giới.
-
Bộ Công thương áp thuế để “cứu” ngành thép
CafeLand – Bộ Công thương vừa có quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam. Mức thuế tương đối là 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài. Sau thời gian gần đây ngành sản xuất thép trong nước lao đao, quyết định này được kỳ vọng như một giải pháp hữu hiệu để “cứu” ngành thép trước cơn bão hàng nhập khẩu giá rẻ.