Ảnh: Dân trí
Mở đầu báo cáo, HSBC nhận định Việt Nam trong năm 2012 có vẻ là một đất nước hoàn toàn khác so với năm 2011 khi cán cân thương mại từ đầu năm đến nay đang thặng dư (trong khi năm 2011 là thâm hụt 9,8 tỷ USD), lạm phát đã giảm xuống còn một con số (năm 2011 lạm phát trung bình là 18,6%) và đồng nội tệ tăng nhẹ so với đồng đô la Mỹ 0,8% (năm 2011 đồng nội tệ giảm giá 7,9%).
HSBC bình luận: Đây thực sự là một sự thay đổi lớn, đặc biệt trong bối cảnh năm 2011 tình hình lạm phát cao và đồng nội tệ bị mất giá đã khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng quản lý nền kinh tế của Chính phủ. Một quyết định đầy khó khăn nhưng đáng khen ngợi là đặt sự ổn định kinh tế vĩ mô lên trên tăng trưởng có thể kiềm chế GDP chậm lại còn 5% so với mức 5,9% trong năm 2011. Điều này là cần thiết để làm kiểm soát một nền kinh tế quá nóng.
Mới đây, HSBC công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 11/2012. Với kết quả 50,5 điểm trong tháng 11, so với 48,7 điểm trong tháng 10, chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam được điều chỉnh theo mùa đã vượt trên ngưỡng trung bình 50 điểm lần đầu tiên trong 14 tháng qua và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Theo đó, tổ chức này cho rằng nên chào mừng vì PMI tăng điểm trở lại.
“Cuối cùng cũng đã có dấu hiệu của sự phát triển kinh tế mặc dù chỉ là khiêm tốn” Báo cáo có đoạn viết. “Chúng tôi hy vọng có một sự hồi phục về nhu cầu trong quý IV/2012 đặc biệt sau khi các điều kiện tín dụng đã được nới lỏng cũng như lãi suất đang được kéo thấp, và kết quả chỉ số PMI tháng 11 đã chứng tỏ điều đó”.
Theo báo cáo, nhu cầu nội địa trong nước được phục hồi nhẹ thể hiện ở lạm phát tháng 11 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi tháng 10 ở mức 7% mặt dù giá dầu được kiềm hãm và cung thực phẩm dư thừa.
HSBC dự báo, nửa đầu năm 2013, Việt Nam sẽ đối mặt với tình hình lạm phát không mấy thuận lợi, đặc biệt là từ tháng 2 đến tháng 7. Điều này có nghĩa rằng lạm phát toàn phần năm 2013 có thể tăng cao hơn mức dự kiến trung bình 11% nếu như giá dầu tăng, một tác động bất lợi ảnh hưởng đến việc cung thực phẩm cả trong nội địa lẫn toàn cầu hay nhu cầu nội địa phục hồi cao hơn mong đợi.
Cuối cùng, tổ chức này lạc quan Tháng 11 với tất cả là một trong những tháng ngọt ngào nhất của năm. Điều này thực sự cần thiết trong bối cảnh những thách thức mà Việt Nam và đặc biệt là những chủ doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Với những phẩm chất tốt sẵn có trong con người Việt cùng các chiến lược kinh doanh linh hoạt. HSBC kết luận rằng câu hỏi không phải là liệu Việt Nam có thể phát triển được không mà là bằng cách nào và khi nào nền kinh tế sẽ cất cánh.