Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị về việc bố trí nguồn vốn ưu đãi cho các dự án Nhà ở xã hội.
Theo HoREA, hiện nay , cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội đều không được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nên gặp rất nhiều khó khăn như:
Đối với khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà ở xã hội nhưng chưa nhận nhà trong năm 2016 do dự án chưa hoàn thành, thì kể từ ngày 01/01/2017 trở đi, không còn được tiếp tục giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, và cũng chưa có nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác thay thế nên các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội này gặp khó khăn, không thể thực hiện tiếp hợp đồng, hoặc phải vay thương mại với lãi suất cao kèm theo điều kiện phải có tài sản thế chấp, hoặc phải vay ngoài xã hội với lãi suất rất cao.
Mặc dù khách hàng không thể thanh toán tiếp theo hợp đồng mua nhà, nhưng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vẫn phải tiếp tục vay thương mại với điều kiện khắt khe hơn (kể từ ngày 01/06/2016) để thi công hoàn thành công trình. Tuy lãi suất vay thương mại được tính vào giá thành công trình nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, nhưng cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà càng khó khăn thêm.
Nhiều trường hợp do thiếu vốn, nên chủ đầu tư phải giãn tiến độ thực hiện công trình, dẫn đến công trình dở dang kéo dài, gây lãng phí của cải xã hội, bào mòn nguồn lực của chủ đầu tư, người mua không được nhận nhà đúng theo tiến độ đã thỏa thuận.
Do vậy, HoREA kiến nghị:
Phân bổ khoảng 1.000 tỷ đồng (trong nguồn vốn 2.000 tỷ đồng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ cho Ngân hàng Chính sách xã hội) cho 4 tổ chức tín dụng là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV để sớm triển khai cấp tín dụng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội;
Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ ngân sách hàng năm khoảng từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2018-2020 để cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội vay, với lãi suất khoảng 4,8%/năm.
Đề nghị phân bổ nguồn vốn này cho Ngân hàng Chính sách xã hội và 04 tổ chức tín dụng là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV để triển khai thực hiện. Từ đó, có thể huy động thêm các nguồn vốn khác của các tổ chức tín dụng để thực hiện hiệu quả chính sách nhà ở xã hội.
Về lâu dài, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có cơ chế thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, theo quy định của Luật Nhà ở, trước hết là các dự án nhà ở xã hội cho thuê, tương tự như Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ trước đây, để làm giảm giá thành nhà ở xã hội.
-
Quy định chỉ tiêu dân số với chung cư TP.HCM bao nhiêu thì phù hợp?
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM và Sở Xây dựng TP góp ý cho dự thảo quyết định ban hành quy định về phương pháp xác định dân số trong các tòa nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trên địa bàn thành phố....
-
Bất động sản nào chiếm ưu thế khi bảng giá đất TP.HCM điều chỉnh?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM tăng nhiệt theo mức giá đất mới, các chuyên gia cho rằng, ưu thế thuộc về những dự án đã hoàn thiện pháp lý, giá bán hợp lý và chuẩn bị chào bán ngay tại thời điểm này....
-
Cận cảnh khu vực dự kiến xây dựng nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67,3 tỉ USD tại TP.HCM
Khu đất đắc địa nằm tại TP. Thủ Đức, giao cắt với hàng loạt hạ tầng giao thông quan trọng bậc nhất ở khu Đông TP.HCM sẽ là nơi xây dựng ga đầu mối Thủ Thiêm. Ga đầu mối này dự kiến sẽ bao gồm ga của tuyến đường sắt Long Thành – Thủ Thiêm, metro và đặ...