08/12/2011 12:46 AM
Việc hợp nhất 3 ngân hàng Tín Nghĩa, Sài Gòn và Đệ Nhất, với sự tham gia của ngân hàng BIDV được đánh giá là chuyện không mới mẻ nhưng rất cần thiết để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.

Yếu thì tìm chỗ mà đậu

Với chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành sự việc trên không có gì mới và cũng không thể gây “sốc” cho thị trường tiền tệ. Bởi trong lịch sử cũng từng chứng kiến những thương vụ kiểu “bé cậy lớn” như thế này (trường hợp Vietcombank từng tham gia quản trị Eximbank khá thành công mây năm trước).

Ông Thành cũng cho rằng, hiện nay theo công bố của Ngân hàng Nhà nước thì chúng ta có tới 12 ngân hàng lớn nhưng chiếm tới 85% thị phần, còn lại 30 ngân hàng nhỏ cùng với 50 ngân hàng nước ngoài chiếm số thị phần còn lại. Rõ ràng số lượng các ngân hàng thương mại quá nhiều so với thị phần còn quá hẹp của Việt Nam.

“Vì vậy, những ngân hàng nhỏ, thanh khoản kém nên nhìn lại mình xem đã đóng góp gì nhiều cho nền tài chính đất nước hay chưa. Nếu yếu quá thì tìm đến những người bạn mạnh hơn mà đậu”, ông Thành bày tỏ.

Hợp nhất ngân hàng không chỉ là 1+1

Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, vấn đề ở đây không phải là việc phá sản của một ngân hàng. Việc hợp nhất là hoạt động hết sức bình thường trong thị trường tiền tệ.

“Như Thủ tướng chính phủ và Thống đốc Ngân hàng đã khẳng định, các ngân hàng mua bán sáp nhập, hay hợp nhất là một quá trình vận động bình thường của nền kinh tế”, ông Kiên nói.

Không chỉ là 1+1

Theo ông Thành, đây có thể nói là bước đi đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước trong công cuộc tái cầu trúc hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, sau đây vẫn còn rất nhiều bước tiếp theo.

“Kiểu “gả chồng” như thế này không nên dừng lại ở mô hình 1+1 như trước đây nữa mà nên 1+2, +3 hoặc thêm nhiều nữa. Vấn đề họ sẽ phải tìm đến nhau như thế nào và đơn vị nào có khả năng xử lý?”, ông Thành ví von.

Vì vậy, cần nhất lúc này Ngân hàng Nhà nước phải tiến hành đồng loạt các cuộc thanh kiểm tra sức khỏe cho các ngân hàng thương mại, xem xét các dấu hiệu bệnh, kể các ngân hàng lớn.

“Không phải anh lớn mà không có bệnh, cấu trúc là giảm bớt sự cồng kềnh số lượng các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng lớn cũng nên kết hợp với nhau. Làm sao để xây dựng được 1-2 ngân hàng lớn đủ sức để cạnh tranh với thế giới như mục tiêu Thống đốc Ngân hàng vừa khẳng định trong cuộc họp mới đây”, ông Thành bày tỏ.

Về quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ, theo ông Thành, chính Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tiếp quản là BIDV sẽ phải tính để làm sao bảo vệ được quyền lợi của họ. Chắc chắn trong kết quả thương thảo sẽ phải cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận, dịch vụ hoạt động… Nhưng điều quan trong nhất lúc này vẫn là đội ngũ lãnh đạo tham gia quản trị có đức và tài để chéo lái con thuyền trong thời điểm khó khăn này.

“Hy vọng với đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, trách nhiêm của ngân hàng BIDV việc thu hối nợ cũng như phục hồi thanh khoản cho ba ngân hàng này sẽ diễn ra nhanh chóng”, ông Thành tin tưởng./.

Theo Thanh Tâm (Tổ quốc)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.