Bình Thuận đã, đang và sẽ triển khai những khu công nghiệp nào?
Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, hiện nay toàn tỉnh Bình Thuận có 7/9 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn 1, Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn 2, Khu công nghiệp Hàm Kiệm I, Khu công nghiệp Hàm Kiệm II, Khu công nghiệp Sông Bình, Khu công nghiệp Tuy Phong, Khu công nghiệp Tân Đức) đã và đang được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với tổng diện tích là 1.393,43 ha; tổng vốn đầu tư thực hiện đến nay là 1.912/3.207 tỷ đồng, đạt 59,6% vốn đăng ký.
Có 2 Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 và Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 giai đoạn 1, với diện tích 1.538 ha, tổng vốn đăng ký 4.017 tỷ đồng, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục cho thuê đất, nên chưa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 91 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 328,41 triệu USD và 17.123,26 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 279,4 ha, tỷ lệ lấp đầy là 29,16%.
Ngoài ra, có 03 dự án quy mô lớn (Nhà máy nhiệt điệt BOT Sơn Mỹ 1, Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ 2 và Kho cảng khí LNG) với diện tích sử dụng đất là 156,123 ha, vốn đầu tư đăng ký 5,4 tỷ USD, đã được Bộ Công Thương và UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1.
Thực hiện quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các Sở, ngành và địa phương khảo sát hiện trạng và xác định vị trí triển khai 06 khu công nghiệp, với quy mô khoảng 4.942 ha, gồm: Khu công nghiệp Đông Bắc Phan Thiết; Khu công nghiệp Sông Bình mở rộng; Khu công nghiệp phía Tây Bắc tỉnh; Khu công nghiệp Tân Đức mở rộng; Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Hàm Tân – La Gi; Khu công nghiệp phía Nam tỉnh.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận cũng đã phối hợp với UBND các huyện Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và các nhà đầu tư khảo sát vị trí, đề xuất phát triển thêm 04 khu công nghiệp mới với quy mô khoảng 2.750 ha để bổ sung vào Quy hoạch tỉnh khi có điều kiện, gồm: Khu công nghiệp phía Nam tỉnh; Khu công nghiệp Gia Huynh; Khu công nghiệp Suối Giêng; Khu công nghiệp Tân Phúc.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo gì?
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, hiện nay tỷ lệ lấp đầy doanh nghiệp thứ cấp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay tại từng khu công nghiệp của tỉnh.
Đối với các khu công nghiệp đã được xác định theo Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhưng chưa có chỉ tiêu sử dụng đất, ông Hải yêu cầu Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh rà soát lại, xem xét khu công nghiệp nào có thể phát triển được trong tương lai. Từ đó, đề xuất lập quy hoạch và triển khai các bước tiếp theo,…
Về định hướng bổ sung các khu công nghiệp trong tương lai nằm ngoài Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các địa phương rà soát quỹ đất hiện có, đề xuất định hướng phát triển các khu công nghiệp mới.
Trên cơ sở đó, Sở Tài chính triển khai lập điều chỉnh quy hoạch tỉnh theo quy định. Các địa phương hỗ trợ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh hoàn thành việc rà soát, định hướng phát triển các khu công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, việc lập quy hoạch khu công nghiệp mới, lựa chọn nhà đầu tư phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch và chỉ tiêu sử dụng đất của tỉnh; đảm bảo hạ tầng kết nối các khu công nghiệp và phải phát huy được lợi thế của địa phương.
-
Gần 2.300 tỷ đồng nâng cấp quốc lộ nối Bình Thuận với Bà Rịa – Vũng Tàu
Quốc lộ 55 có chiều dài khoảng 49km nối hai tỉnh Bình Thuận với Bà Rịa – Vũng Tàu được đề xuất nâng cấp, mở rộng với tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng. Đây là hạ tầng giao thông quan trọng thúc đẩy kết nối giữa hai địa phương đang có ngành du lịch nghỉ dưỡng biển phát triển mạnh.
-
Tập đoàn PDSI đề xuất đầu tư dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận
Ông Đỗ Hữu Huy – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có buổi làm việc với Tập đoàn PDSI nhằm trao đổi thông tin về dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân Golf tại tỉnh Bình Thuận.
-
Những ai có nhu cầu mua đất đấu giá tại Bình Thuận cần biết thông tin này
UBND huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) vừa công bố kế hoạch, danh mục các khu đất dự kiến thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2025.








-
Trước khi sáp nhập để trở thành tỉnh lớn nhất Việt Nam, Bình Thuận có 1.630 dự án đầu tư còn hiệu lực
Tính đến hết ngày 15/4, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 1.630 dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 1.765.037 tỷ đồng.
-
Bình Thuận họp bàn điều chỉnh quy hoạch chung Khu liên hợp công nghiệp và dịch vụ Sơn Mỹ
Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Đồ án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Khu liên hợp công nghiệp và dịch vụ Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân.
-
Cập nhật tiến độ dự án khu công nghiệp quy mô 1.070 ha tại Bình Thuận
Ông Đỗ Hữu Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có buổi kiểm tra thực tế dự án Khu công nghiệp (KCN) Sơn Mỹ 1, huyện Hàm Tân.