22/05/2020 7:40 PM
CafeLand – Chính quyền Bắc Kinh đang tăng cường hành động để nắm lấy quyền kiểm soát Hồng Kông bằng các thông qua luật an ninh mới. Điều này khiến dư luận dấy lên hàng loạt câu hỏi mà nhiều trong số đó chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Hồng Kông về đâu khi Trung Quốc lộng quyền?

Một trong những điều kiện để Anh đồng ý với thỏa thuận bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997 là việc đảm bảo thương cảng này tiếp tục duy trì được sự thịnh vượng trong ít nhất 50 năm. Để đạt được điều đó, Hong Kong trở thành một khu vực tự trị theo chính sách “một quốc gia, hai chế độ” do nhà lãnh đạo lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình khởi xướng.

Chính sách này giúp Hồng Kông duy trì sự tự chủ theo chế độ tư bản thay vì nằm dưới quyền quản lý của một nhà nước cộng sản mà Trung Quốc. Sở dĩ, hòn đảo nhỏ này đã trở nên quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tương lai kinh tế đầy tham vọng của Trung Quốc. Chính sách này cũng giúp củng cố hình ảnh Trung Quốc như một lực lượng ngày càng có trách nhiệm trên thế giới.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã bắt đầu manh nha đàn áp các quyền tự do được hơn 7,5 người dân Hong Kong ủng hộ. Các động thái này dẫn đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và khiến sự nghi ngờ về ý định thực sự của chính quyền Bắc Kinh.

Vào ngày 21/5 vừa qua, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố dự thảo về các luật an ninh mới mà nếu như chúng được thông qua, sự tự do vốn có của Hong Kong sẽ bị lật đổ, và thành phố cảng này sẽ hoàn toàn bị kiểm soát bởi chính quyền Nam Trung Hải.

Giới quan sát đã đặt ra một số câu hỏi mà chắc hẳn bất cứ ai quan tâm đến câu chuyện này cũng đang tìm kiếm câu trả lời.

Trung Quốc đã công bố điều gì?

Tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc mới diễn ra, các quan chức Trung Quốc cho biết đang xem xét kế hoạch thiết lập luật mới và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông. Thông báo không cung cấp chi tiết, nhưng báo hiệu luật mới sẽ cho phép chính quyền Bắc Kinh có căn cứ hợp pháp hơn để chống lại các cuộc biểu tình lớn đã bùng nổ tại Hồng Kông trong suốt một năm qua.

Trung Quốc từ lâu đã ngầm cho rằng họ có quyền hành động ở Hồng Kông để bảo vệ an ninh quốc gia, bắt đầu bằng việc triển khai một cơ quan quân sự trong lãnh thổ để thay thế các lực lượng thực dân Anh đã rời đi. Năm ngoái, quân đội Bắc Kinh cũng đã tiến hành các cuộc diễn tập ở Thâm Quyến, láng giếng của Hồng Kông giữa lúc các cuộc biểu tình đang leo thang. Các nhà hoạt động dân chủ đã sớm nhìn thấy một thông điệp trong hành động đó, nhưng dự luật an ninh mới vẫn thể hiện một quan điểm mới mẻ của giới lãnh đạo đại lục.

Lý do nào đằng sau hành động của Trung Quốc?

Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo độc đoán nhất của đất nước kể từ thời Mao Trạch Đông, đã trở nên ngày càng thiếu kiên nhẫn với tình trạng bất ổn của Hồng Kông và xem đó là một thách thức trực tiếp đối với tính ưu việt và sự hợp pháp của Đảng Cộng sản. Dưới sự kiểm soát trực tiếp của ông Tập, sự tuyên truyền của Trung Quốc đang tiến đến để nghiền nát thách thức đó.

Một chất xúc tác có thể có cho thông báo của Trung Quốc là sự miễn cưỡng của Cơ quan lập pháp Hồng Kông về việc ban hành luật an ninh, được củng cố theo một điều khoản của lãnh Luật pháp cơ bản được gọi là Điều 23 - sợ rằng một động thái như vậy có thể kích động các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh thậm chí còn lớn hơn. Dự luật mà Bắc Kinh đề xuất sẽ cho phép họ bỏ qua cấu trúc pháp lý của chính Hồng Kông để xử lý những gì được coi là mối đe dọa an ninh.

Một lời giải thích khác là Hồng Kông tại thời điểm này đã đấu tranh thành công để ngăn chặn đại dịch coronavirus. Đại dịch này cùng với việc Trung Quốc thi hành lệnh phong tỏa trước đó đã vô hiệu hóa một cách hiệu quả các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh. Với sự trở lại cuộc sống bình thường sau dịch, những cuộc biểu tình đã bắt đầu tiếp diễn.

Hồng Kông ảnh hưởng gì từ động thái mới của Trung Quốc?

Hành động của Bắc Kinh có khả năng kích động sự giận dữ từ các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông, điều này có thể dẫn đến các cuộc biểu tình thậm chí còn lớn hơn và bạo lực hơn. Nhưng hành động này cũng gửi thông điệp thể hiện sự bất đồng chính trị hoặc đe dọa tự do ngôn luận ở Hồng Kông.

Ngay cả khi luật an ninh mới không nhất thiết dẫn đến việc đóng cửa các tờ báo hoặc đài truyền hình xúc phạm Bắc Kinh, các hiệu ứng như tự kiểm duyệt hoặc miễn cưỡng lên tiếng có thể xảy ra. Luồng thông tin tự do rất quan trọng đối với thành công kinh tế của Hồng Kông hiện cũng có thể gặp rủi ro lớn hơn - một điều tiêu cực đối với nhiều công ty đa quốc gia đã biến Hồng Kông thành nhà của họ ở châu Á. Những lo ngại về một cuộc đàn áp chính trị của Trung Quốc tại Hồng Kông có thể tạo ra một cuộc di cư của cộng đồng người nước ngoài.

Trung Quốc sẽ gánh chịu hậu quả gì?

Động thái này có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ, quốc gia vốn từ lâu đã chỉ trích Bắc Kinh về sự xâm phạm quyền tự trị của Hồng Kông.

Ngay ngày 21/5, tổng thống Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ trước bất kỳ nỗ lực nào của chính quyền Trung Quốc nhằm áp đặt một cuộc đàn áp đối với Hồng Kông. Hôm 20/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết các mối đe dọa của Trung Quốc đối với các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông có thể khiến Hoa Kỳ đánh giá lại sự đối xử đặc biệt mà thương cảng này nhận được như một khu tự trị theo luật pháp Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả bằng cách cho rằng Pompeo đang ngang nhiên can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

Nhìn rộng hơn, một cuộc đàn áp của Trung Quốc tại Hồng Kông có thể làm trầm trọng thêm vấn đề uy tín của chính quyền Bắc Kinh. Các nhà chức trách nước này đã bị cáo buộc về những tuyên bố bất cẩn và che đậy trong giai đoạn đầu của đại dịch coronavirus, được cho là bắt nguồn từ Vũ Hán vào cuối năm ngoái.

Các nước châu Á gần đó như Việt Nam và Thái Lan đã ngày càng hoài nghi những nỗ lực không ngừng tăng lên của Trung Quốc để gây ảnh hưởng trong khu vực. Và Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh coi là một phần của Trung Quốc, có khả năng sẽ chứng kiến một cuộc biểu tình tương tự như Hồng Kông.

Bảo Đình (The New York Times)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.