Ảnh minh họa. Nguồn internet
Theo sau là Moscow và Sydney với con số tăng trưởng lần lượt là 5,5% và 3,7%. Trong khi đó, London và New York vẫn tiếp tục là thị trường thu hút nguồn vốn quốc tế mong muốn tìm kiếm sự ổn định và tăng trưởng lâu dài, với giá trị tăng lần lượt là 2,8% và 1,1%. Thành phố có sự sụt giảm nhiều nhất là Paris (-3,4%), Thượng Hải (-2,6%) và Mumbai (-1,7%), do phải gánh chịu những dao động tâm lý của các nhà đầu tư.
Theo nhận định của Savills, nhu cầu về nhà ở trong nước tăng mạnh cộng với việc nới lỏng vay thế chấp đã làm cho giá bất động sản Hong Kong tăng cao kỷ lục.
London vẫn giữ vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các nước đắt đỏ nhất thế giới, nhưng sự bất ổn do tác động của các quy định mới về thuế trước bạ đã làm giao dịch và mức tăng giá ở thị trường nhà ở cao cấp chậm lại và có khả năng giá nhà ở sẽ giậm chân tại chỗ trong thời gian tới.
Trong khi đó, sự khó khăn ở khu vực đồng tiền chung châu Âu và chính sách tăng thuế trên các bất động sản cao cấp làm cho giá bất động sản tại Paris tiếp tục sụt giảm.