Đến năm 2030, Liên hợp quốc dự báo đến năm 2030 khoảng 70% dân số thế giới sẽ sống ở các thành thị. Dân số tại các thành phố đang tăng lên chóng mặt bởi hai nguyên nhân chính: tỉ lệ tăng trưởng tự nhiên tăng cao và số người nhập di cư mới đến sống tại các thành phố.
Co-living (sống chung) được coi là một giải pháp trước tình hình “đất chật người đông” như hiện nay tại các thành phố lớn. Tại Hong Kong, để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở tại những thành phố lớn, từ những năm 1960, chính quyền lãnh thổ này đã cho xây dựng các khu nhà ở xã hội dành riêng cho các gia đình trẻ.
Sự thành công của thử nghiệm này đã trở thành nền tảng xây dựng văn hóa nhà chung ở các thành phố lớn, nơi có giá bất động sản đắt đỏ. Đây là mô hình phổ biến với những người độc thân.
Mô hình ở nhà chung đang dần dần được triển khai và trở nên phổ biến ở khắp các nước trên thế giới. Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh ủng hộ quan điểm này, cho rằng với tình trạng dân số ngày càng tăng và tỉ lệ số người độc thân ngày càng cao sẽ kéo theo nhu cầu sở hữu bất đông sản cũng tăng cao.
Một dự án từng đoạt giải thưởng ở Alicante, Tây Ban Nha, đã biến điều này thành hiện thực. Công ty này đã thiết lập hơn 240 mô hình nhà ở chung giá cả phải chăng tại các khu đô thị trung tâm của thành phố cho những người có thu nhập thấp.
Do tình trang nguồn cung hạn chế và đắt đỏ, trong khi nhu cầu về nhà ở luôn tăng mạnh hàng năm, việc phải chia nhỏ các khu căn hộ không phải là một điều dễ dàng. Các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng thiết kế một không gian sống nhỏ gọn trở nên linh hoạt cần phải có sự tính toán cẩn thận.
Ví dụ, đối với những đồ nội thất, cần trang bị theo phong cách tối giản và linh hoạt, có thể thay đổi lắp ráp thành bàn và ghế khi cần thiết và cất đi khi không sử dụng.
Tất nhiên, khả năng chi trả là điều tối quan trọng. Co-living có thể giúp giải quyết bài toán giá thuê cao ngất ngưởng bằng cách chia sẻ chi phí cũng như các tiện nghi.
Ở góc độ thương mại, Covid-19 đã buộc nhiều công ty phải yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà. Với khả năng kết nối tốt, làm việc tại nhà có thể hiệu quả đồng thời giúp các công ty tránh được chi phí thuê văn phòng cao.
Với Hong Kong, tình trạng thiếu nhà ở có khả năng vẫn tiếp diễn sau đại dịch.
-
Kết thúc kỷ nguyên vàng về đầu tư nhà đất tại Hồng Kông
Việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới này và thúc đẩy xây dựng thêm nguồn cung mới đã khiến lợi nhuận của các nhà phát triển đi xuống.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
Sở hữu nhà riêng là giấc mơ xa vời với nhiều người trẻ ở Hồng Kông
CafeLand - Theo cuộc khảo sát Khả năng chi trả Nhà ở Quốc tế của Demographia thực hiện cho năm 2021, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở có giá đắt nhất thế giới trong năm thứ 11 liên tiếp. Điều này gây áp lực lên quyền sở hữu nhà ở của giới trẻ tại th...