Đồng thời có 660 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 4,245 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 12,9 tỷ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm trước.
Giải ngân vốn FDI trong 7 tháng năm nay ước tính đạt 8,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 7 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới lớn nhất với 5,6 tỷ USD, chiếm 64,7% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986,2 triệu USD, chiếm 11,3%. Các ngành còn lại đạt 2,08 tỷ USD, chiếm 24%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 7 tháng năm nay đạt 9,1 tỷ USD, chiếm 70,5% tổng vốn đăng ký, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 956,8 triệu USD, chiếm 7,4%, các ngành còn lại đạt 2,861 tỷ USD, chiếm 22,1%.
Phân theo khu vực, Hải Phòng là nơi có số vốn FDI đăng ký lớn nhất với 1,83 tỷ USD, chiếm 21,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội 950,1 triệu USD, chiếm 10,9%; Bình Dương 803,3 triệu USD, chiếm 9,2%; Đồng Nai 710,9 triệu USD, chiếm 8,2%; Tp.HCM 641,4 triệu USD, chiếm 7,4%,…
Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam 7 tháng năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3267,4 triệu USD, chiếm 37,6% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Singapore 1115,3 triệu USD, chiếm 12,8%,...