Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Cụ thể, cả nước có 3.883 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 27,5% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 16,75 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án giảm từ 5,9 triệu USD năm 2018 xuống còn 4,3 triệu USD năm 2019.
Về vốn điều chỉnh, có 1.381 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh 5,8 tỷ USD, bằng 76,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong năm 2019, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ (bình quân 4,2 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn mức bình quân của năm 2018 là 6,5 triệu USD/lượt điều chỉnh) và không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018.
Về góp vốn, mua cổ phần, có 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng vốn FDI.
Nếu như vào năm 2017, vốn đầu tư theo hình thức này chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký thì đến năm 2018 đã tăng lên mức 27,9% và năm 2019 là 40,7%. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 45,8% tổng giá trị và kinh doanh bất động sản với 17,8% tổng giá trị .
Trong năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 24,56 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả về đăng ký vào các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ,…
Trong năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ.
Mặc dù vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2019 tăng so với cùng kỳ nhưng có thể thấy rằng mức tăng đã suy giảm so với năm 2017 và 2018 (năm 2017 vốn thực hiện tăng 10,7% so với năm 2016, năm 2018 vốn thực hiện tăng 9,1% so với năm 2017).
Tính lũy kế, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362,58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
-
Gần 32 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam
CafeLand - Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 11 tháng năm 2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018.








-
Lộ diện dòng vốn tỷ USD đổ vào Việt Nam từ Malaysia, Thụy Điển: Ai đứng sau các siêu dự án này?
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng vừa qua, Malaysia và Thụy Điển ghi nhận mức tăng đột biến với 2 dự án tỷ USD.
-
Nhật Bản dẫn đầu về số vốn đăng ký đầu tư vào Đà Nẵng với hơn 1,14 tỷ USD
Chiều 4/7, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản: Phát huy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản".
-
Bắc Ninh đón gần 2,8 tỷ USD vốn FDI, loạt siêu đô thị tỷ đô ồ ạt đổ bộ
Nửa đầu năm 2025, Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là “thỏi nam châm” hút dòng vốn ngoại khi thu hút gần 2,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái....