Ảnh minh hoạ
Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện thu hút đầu tư phát triển du lịch được 11 dự án, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 757ha, với tổng nguồn vốn từ nhà đầu tư khoảng 3.201 tỷ đồng.
Các dự án có mục tiêu đầu tư đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn văn các dân tộc, du lịch tâm linh, chợ ẩm thực, nhà hàng, bến thuyền, bãi tắm…
Một số dự án đầu tư quy mô lớn có thể kể đến như: Dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson của Công ty cổ phần đầu tư du lịch Hòa Bình với tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng; Dự án Khu nghỉ dưỡng và sinh thái hồ Hòa Bình của Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng với vốn đăng ký đầu tư 800 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa của Công ty cổ phần đầu tư năng lượng xây dựng Hoàng Sơn với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 474 tỷ đồng...
Đến nay, khu du lịch hồ Hòa Bình đã có 107 cơ sở lưu trú, bao gồm 14 khách sạn từ 1 đến 3 sao, 32 nhà nghỉ, 61 nhà nghỉ cộng đồng với 1.383 buồng phòng; thu hút 1.200 lao động với 700 lao động trực tiếp và khoảng 500 lao động gián tiếp.
Trên khu du lịch hồ Hòa Bình đã xây dựng và hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái như: Mai Châu Hideaway, Ba Khan Village Resort, đảo Dừa; các điểm du lịch cộng đồng xóm Ké, Đá Bia, Ngòi Hoa, Mó Hém, Bích Trụ...
Trong đó, điểm du lịch cộng đồng Đá Bia được nhận giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN trao tại Diễn đàn du lịch Châu Á - ATF Hồng Kông, Trung quốc.
Bên cạnh đó, đã xây dựng tuyến du lịch đường thủy di chuyển bằng tàu trên sông Đà qua các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu; mở tuyến du lịch đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Đà thuộc huyện Tân Lạc, Mai Châu và Đà Bắc trên Khu du lịch Hồ Hòa Bình; xây dựng chương trình nghỉ dưỡng cuối tuần trên Khu du lịch Hồ Hòa Bình; Chương trình trải nghiệm trên hồ Hòa Bình, Chương trình du lịch tâm linh thăm di tích Đền Thác Bờ; Chương trình du lịch kết nối với các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh và tuyến Tây Bắc kết hợp đường thủy, đường bộ.
Trong giai đoạn 20015 - 2022, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình đạt 10,3%/năm. Khách du lịch nội địa đến Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình chủ yếu từ Hà Nội và khách nội tỉnh.
Năm 2022, số khách nội địa đến khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình chiếm 16,7% tổng số khách nội địa của cả tỉnh. Trong giai đoạn 2015 - 2022, tốc độ tăng trưởng khách nội địa đến khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình đạt 18,3%/năm. Dự báo trong những năm tới khu du lịch sẽ đón trên 500 nghìn khách/năm.
-
Doanh nghiệp nào sẽ có đủ 830 tỷ để xây dự án hơn 5.500 tỷ đồng tại Hoà Bình?
UBND tỉnh Hoà Bình vừa phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại thị trấn Lương Sơn, xã Tân Vinh, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn.
-
Cải tạo nhà cũ, tái hiện không gian sống đẹp hoang sơ thời hiện đại tại Hòa Bình
Ngôi nhà cải tạo lại từ ngôi nhà cũ với mong muốn duy trì một không gian sống đơn giản phù hợp với lối sống gia đình, hài hòa giữa cuộc sống hiện đại và thiên nhiên hoang sơ.
-
Hòa Bình sẽ có khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ đồng
UBND tỉnh Hòa Bình duyệt chủ trương đầu tư Khu đô thị sinh thái số 4 xã Thịnh Minh, TP Hòa Bình với diện tích gần 65 ha, vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.
-
Được tỉnh Hòa Bình đốc thúc, tiến độ dự án nhà máy xi măng Hoàng Long công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đang ra sao?
Tính đến thời điểm tháng 11/2024, nhà máy xi măng Hoàng Long công suất 2,3 triệu tấn/năm tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã đạt tiến độ hơn 75% khối lượng công việc, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2025....