Ngân hàng Nhà chi nhánh TP.HCM cho biết, mức tăng này cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn cùng thời điểm, ở mức 6,87 %.
Đến cuối tháng 10, tổng dư nợ cho vay mua, sửa chữa; chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng nhà để ở đạt 784.000 tỷ đồng, chiếm 74,8% trong tổng dư nợ bất động sản trên địa bàn.
Ở góc độ vĩ mô, hoạt động tín dụng tiêu dùng không chỉ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mà còn tạo điều kiện cho người dân, tạo lập nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tín dụng bất động sản trên địa bàn chủ yếu là trung dài hạn (chiếm khoảng 96%) và tăng trưởng phù hợp theo diễn biến thị trường và cơ cấu sản phẩm của thị trường.
Theo đó, trong những năm gần đây, tín dụng bất động sản cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ như hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp; cho vay phát triển cao ốc văn phòng; cho vay phát triển bất động sản lĩnh vực du lịch dịch vụ có xu hướng tăng trưởng tốt trong 2 năm qua.
Trong đó, dư nợ cho vay khu chế xuất, khu công nghiệp (đến cuối tháng 10) đạt 52.000 tỷ đồng, chiếm 5% tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 28,7% so với cuối năm 2023; cho vay cao ốc văn phòng đạt gần 25.000 tỷ đồng, chiếm 2,4% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 18,5% so với cuối năm. cho vay nhà hàng, khách sạn, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đạt trên 26.000 tỷ dồng, chiếm 2,48% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 30% so với cuối năm 2023.
Ngoài ra, tín dụng bất động sản tại TP.HCM còn thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội.
Đến nay, trên địa bàn TPHCM có 6 dự án nhà ở xã hội được công bố, trong đó, các tổ chức tín dụng đã cho vay 3 dự án với tổng dư nợ khoảng 729 tỷ đồng. Trong đó, dự án xây nhà ở cho công nhân thuê tại cụm công nghiệp thuộc TP Thủ Đức được cho vay từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là 170,1 tỷ đồng .
Hai dự án còn lại vay vốn thông thường tại các Ngân hang thương mại, song với lãi suất thấp, vì vậy không chuyển sang vay gói 120.000 tỷ đồng.
-
Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,5%
Tính đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
-
Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,5%
Tính đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
-
Doanh nghiệp than “khó” nhưng dư nợ tín dụng bất động sản vẫn đạt hơn 3,15 triệu tỷ đồng
Trả lời trước Quốc hội chiều nay (28/10), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải thích nguyên nhân vì sao nhiều doanh nghiệp bất động sản phản ánh lãi suất cho vay cao, khó tiếp cận vốn....
-
Phó Thống đốc: Không có chuyện 14-15 triệu tỷ đồng còn nằm tại ngân hàng
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023.