09/12/2011 1:05 AM
Đó là thông tin được ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - đơn vị thay mặt Nhà nước quản lý phần vốn nhà nước tại ngân hàng hợp nhất giữa Ficombank, TinNghiaBank và SCB - cho biết ngày 8/12.
Hoạt động rút tiền ở “ngân hàng hợp nhất” giảm rất mạnh

Đến 8/12, chênh lệch giữa tiền gửi và tiền rút ra ở Ficombank, TinNghiaBank và SCB chỉ còn 400 tỷ đồng.

Cụ thể, trong ngày 5/12, chênh lệch giữa tiền gửi và tiền rút ra ở ba ngân hàng theo hướng số rút lớn hơn số gửi khoảng 900 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến ngày 6/12, con số này đã giảm 30%. Và đến 8/12, tình hình trên đã được cải thiện rõ rệt, chênh lệch gửi vào rút ra chỉ còn 400 tỷ đồng.

Đặc biệt, số khách đáo hạn rút ra không lớn nhưng đáng chú ý là đến 8/12, họ lại gửi ngược vào hệ thống. Đồng thời, số lượng tiền của khách hàng gửi mới đã tăng so với ngày 7/12 khoảng hơn 50%.

Liên quan đến xử lý quá trình hợp nhất của ba ngân hàng này, ông Hà cho biết, sẽ được chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn 1, tổ công tác thuộc ban chỉ đạo hợp nhất ngân hàng phải ổn định được tình hình chi trả, nhất là ưu tiên chi trả cho khách hàng ở thị trường 1.

Một vấn đề khó khăn hiện nay là giải quyết khoản nợ của 3 đơn vị này trên thị trường liên ngân hàng, ông Trần Bắc Hà cho biết thêm, trong lúc khó khăn như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã kêu gọi các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, có cho nhau vay mượn, nên phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, hoãn, giãn nợ cho nhau, trong đó có việc giãn nợ cho ba ngân hàng nói trên.

Hiện tại, BIDV đã đưa 22 cán bộ chủ chốt vào trực tiếp để khảo sát thực trạng mô hình mạng lưới, cấu trúc sở hữu; đánh giá chất lượng hoạt động và chất lượng tài sản “có”, tài sản “nợ’; các khoản đầu tư, cấp tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu cũng như đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ tài sản đảm bảo nợ của người vay vốn.

Từ đó, có được những khảo sát, đánh giá toàn diện hoạt động của ba ngân hàng này. Dự kiến quá trình này sẽ kết thúc vào 25/12/2011.

Tiếp theo, dựa trên kết quả đánh giá, BIDV sẽ có báo cáo khuyến nghị cụ thể đối với 3 ngân hàng trên trong quá trình hợp nhất về các mặt quản trị, điều hành kinh doanh trong thời gian tới.

Sang giai đoạn hai, sẽ phải giải quyết mấy vấn đề sau.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ định cơ quan kiểm toán đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động của ngân hàng hợp nhất.

Thứ hai, BIDV tiếp tục hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền hợp pháp.

Thứ ba, do việc vốn nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho ba ngân hàng trước và sau khi hợp nhất, đương nhiên phải có một đơn vị của nhà nước đại diện, thay mặt nhà nước quản lý phần vốn này tại đây. Theo đó, BIDV được giao nhiệm vụ tham gia vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành. Điều này chưa đồng nghĩa với việc BIDV có tỷ lệ sở hữu vốn tại đây.
Theo Nguyễn Hoài (VnEconomy)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.