Theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2023 của Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), vì lợi nhuận sau thuế thực tế năm 2022 chỉ bằng 1/3 kế hoạch nên các thành viên HĐQT của Hòa Phát sẽ không nhận thù lao trong năm vừa qua. Trong khi năm 2021, chi phí này lên đến 118 tỷ đồng (tương đương tổng chi thù lao cho HĐQT gần 10 tỷ đồng/tháng).
Hòa Phát quyết định "cắt" hàng trăm tỷ tiền thù lao của HĐQT, không chia cổ tức tiền mặt trong năm 2022
Được biết, hiện HĐQT của HPG có 8 người, bao gồm 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch, 3 Thành viên HĐQT và 1 phụ trách quản trị.
Dù cắt giảm thù lao của HĐQT nhưng Hòa Phát vẫn nâng tổng lương và thưởng của ban giám đốc (gồm 4 người) lên 5,26 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2021. Như vậy, trung bình mỗi thành viên ban giám đốc nhận về hơn 1,3 tỷ thu nhập cho cả năm, tương đương 110 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, con số này chỉ ở mức trung bình so với mặt bằng chung các doanh nghiệp niêm yết lớn hiện nay và thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trả lương top đầu như họ Vingroup, Masan.
Động thái cắt giảm khoản thù lao hàng trăm tỷ đồng của HĐQT Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh năm 2022 là một năm khó khăn với ngành thép. Theo đó, năm 2022, Hòa Phát ghi nhận 142.771 tỷ đồng doanh thu và 8.444 tỷ đồng lợi nhuận ròng, sụt giảm lần lượt 5% và 76% so với năm 2021.
Năm 2023, dự kiến tình hình khó khăn còn kéo dài, doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long lên kế hoạch doanh thu 150.000 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm trước; ngược lại lợi nhuận sau thuế đạt 8.000 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2022. Kế hoạch này dự kiến sẽ được trình tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 diễn ra vào ngày 30/3 tới đây.
Bên cạnh kế hoạch sản xuất, HĐQT cũng đề xuất trích quỹ khen thưởng phúc lợi 42,2 tỷ đồng, không trích quỹ thù lao HĐQT cũng như quỹ khen thưởng ban điều hành vì kết quả kinh doanh không đạt kế hoạch.
Với phần lợi nhuận còn lại là 8.402 tỷ đồng, Hòa Phát đề xuất sử dụng toàn bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc không trả cổ tức tiền mặt năm 2022. Đây là thông tin bất thường cho cổ đông của Hòa Phát khi doanh nghiệp này luôn có truyền thống chia cổ tức bằng tiền mặt 3 năm qua, cùng với tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu rất cao. Kể cả năm ngoái, khi Hòa Phát dồn lực vào cho các dự án, tập đoàn này vẫn chia cổ tức tiền mặt 5%.
-
Trước thềm đại hội cổ đông, Hòa Phát của ông Trần Đình Long đang có bao nhiêu tiền?
Sau hai quý cuối năm thua lỗ liên tiếp, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của Tập đoàn Hòa Phát tại ngày 31.12.2022 đã giảm 63% so với hồi đầu năm, xuống còn 8.325 tỉ đồng.








-
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc báo lỗ tỷ USD chỉ trong 1 năm
Nhà sản xuất thép này của Trung Quốc đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 7 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD) trong năm 2024, tăng mạnh so với mức lỗ 4,1 tỷ Nhân dân tệ của năm tài chính trước đó.
-
Tham vọng 6,6 tỷ USD của ông chủ Hòa Phát với thép, bất động sản, trứng gà và container “made in VietNam”
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng (6,6 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước tới nay của nhà sản xuất thép này....
-
Chủ tịch doanh nghiệp thép lớn từ nhiệm sau khi nhượng cổ phiếu “trăm tỷ” cho vợ
Trước khi nộp đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Lê Minh Hải đã sang tay gần 8,35 triệu cổ phiếu VGS (tỷ lệ 14,93% vốn) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy.