Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ đầu năm đến nay, giá thép đã điều chỉnh giảm 19 lần với giá trị giảm khoảng 14%. Hiện giá mặt hàng này dao động trong khoảng từ 13-14 triệu đồng/tấn, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Mặc dù giá bán giảm, nhưng sản lượng bán ra vẫn yếu. 9 tháng năm 2023, bán hàng thép thành phẩm của các doanh nghiệp thành viên VSA đạt gần 19 triệu tấn, giảm 10,8% so với cùng kỳ. Trước đó, cả năm 2022, tiêu thụ thép thành phẩm đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so năm 2021.
Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên thông báo tăng giá bán đối với sản phẩm thép xây dựng
Trong bối cảnh thị trường ảm đạm, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên bất ngờ thông báo điều chỉnh tăng giá bán đối với một số sản phẩm.
Theo đó, từ ngày 17/11, Hòa Phát tăng 100.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn xây dựng tại thị trường miền Bắc, giá chưa bao gồm VAT. Lý do của việc tăng giá được nhà sản xuất này đưa ra là do giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng lên.
Động thái tăng giá bán của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh giá bán lẻ điện bình quân vừa được điều chỉnh tăng thêm 4,5%, lên 2.006,79 đồng/kWh.
Theo ước tính của Chứng khoán Mirae Asset, chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán của doanh nghiệp sản xuất thép. Nếu doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng, tổng lợi nhuận trước thuế của ngành thép giảm tối đa 23%.
Không chỉ giá điện, các yếu tố đầu vào của ngành thép cũng rục rịch tăng giá. Giá than hiện thấp hơn mức kỷ lục cùng kỳ nhưng vẫn cao hơn khoảng 1,5-3 lần so với giai đoạn 2020-2021. Từ cuối tháng 10 đến nay, giá than có xu hướng nhích lên so với tháng 9. Tương tự, giá quặng sắt cũng đang có xu hướng tăng.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, sau 10 tháng, Hòa Phát đã sản xuất 5,43 triệu tấn thép thô, giảm 18% so với cùng kỳ 2022. Sản lượng bán hàng thép các loại đạt 5,25 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh nghiệp này đã cung cấp cho thị trường 2,9 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo (rút dây, làm đinh ốc vít, tanh lốp ô tô, thép dự ứng lực…), giảm 21%, trong đó, xuất khẩu đóng góp 600.000 tấn, giảm 44%.
Bên cạnh đó, tập đoàn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 2,25 triệu tấn thép HRC, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm ống thép đạt sản lượng 543.000 tấn và tôn mạ các loại đạt 266.000 tấn, lần lượt giảm 13% và 3% so với sản lượng bán hàng 10 tháng đầu năm 2022.
Với kết quả trên, Hòa Phát ghi nhận 84.570 tỷ đồng doanh thu và 3.830 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 27% và 63% so với cùng kỳ năm 2022.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành thép đã bắt đầu vào xu hướng tăng từ đầu tháng 11, hòa cùng với nhịp tăng của thị trường. Riêng cổ phiếu HPG được Mirae Asset xếp vào nhóm “Good” - nhóm có điều kiện cơ bản là biên lợi nhuận gộp quý 2/2023 lớn hơn biên lợi nhuận gộp quý 1/2023.
Kết phiên ngày 17/11, cổ phiếu HPG đang dừng ở mức 26.500 đồng/cp, tăng hơn 47% so với thời điểm đầu năm nay.
-
Sau khi đóng cửa lò cao tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương trong tháng 10 để bảo dưỡng, sản lượng sản xuất thép thô của Hòa Phát chỉ đạt 619.000 tấn, giảm 3% so với tháng 9 trước đó.
-
Tại thời điểm cuối quý 3/2023, tổng vốn đầu tư tại dự án Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất ghi nhận hơn 12.700 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 3.300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....