Hình minh họa
Theo thông tin tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2022 vào ngày 17/11 vừa qua tại TP.HCM, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng khoảng 248 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên gần 113 tỷ USD năm 2021, bất chấp đại dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Dự kiến, con số này còn tăng hơn vào cuối năm 2022.
Hiện Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỷ USD với Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua, trong khi Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ.
Tính riêng 10 tháng đầu năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 93,4 tỉ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may,...
Hoa Kỳ còn là thị trường lớn quan trọng hàng đầu của nhiều ngành hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, như gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng; đồ chơi, dụng cụ thể thao… Cụ thể, các nhóm hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, hạt điều, hạt tiêu,… xuất khẩu đạt kim ngạch từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD/nhóm hàng.
Về đầu tư, nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tính riêng trong 10 tháng/2022, Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam khoảng 702,68 triệu USD với 72 dự án cấp mới, xếp thứ 8 trong tổng số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
Lũy kế đến tháng 10/2022, Hoa Kỳ có 1.203 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 11,5 tỷ USD, đứng ở vị trí số 11 trong số các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
Trên thực tế, FDI của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi. Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, các tỉnh, thành nhận vốn đầu tư từ Hoa Kỳ nhiều nhất gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu (45,8%), TP.HCM (12,4%), Bình Dương (9%).
Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống (42,5%); công nghiệp chế biến, chế tạo (32%), cấp nước và xử lý chất thải (5,2%).
Từ đầu năm 2022, nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã tăng đầu tư vào Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn Quantum (Hoa Kỳ) và Công ty cổ phần BB Group (Tập đoàn BBG, Việt Nam) đã ký thỏa thuận với tỉnh Quảng Trị về việc nghiên cứu, hợp tác đầu tư hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. 2 doanh nghiệp lớn khác của Hoa Kỳ là Exxon Mobil và Milennium cũng đề xuất các kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án điện khí tại Việt Nam...
Ngoài ra, tại Diễn đàn thương mại mới đây, Việt Nam và Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực then chốt, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững hiện nay như kinh tế số, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, dịch vụ tài chính…
-
Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp Hoa Kỳ
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam và khẳng định Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 715 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng nguồn vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống k...
-
Nvidia cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, khoảng 50.000 việc làm sắp xuất hiện
Nvidia đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, với cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong 4 năm tới.
-
Các tập đoàn bán dẫn hàng đầu Mỹ quy tụ tại Việt Nam
Trong hai ngày 10 và 11/12, các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Mỹ như Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon và Skyworks đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn do ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), dẫn ...