TS. Nguyễn Minh Phong
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đã đưa ra khuyến nghị trên khi nói về sự phát triển của du lịch, nghỉ dưỡng tại Hoà Bình thời gian tới.
“Bài toán quy hoạch luôn là số một trong mọi vấn đề phát triển. Vì vậy, Hòa Bình cần quy hoạch ổn định, dài hạn”, ông Phong nhấn mạnh.
Theo đó, quy hoạch phải đảm bảo tính kết nối vùng, phải tôn trọng tất cả phát triển các loại hình bất động sản.
Bên cạnh đó, cơ chế pháp lý phải đảm bảo để bảo vệ các bên, đặc biệt các nhà đầu tư. Nổi bật là bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, bảo vệ lợi ích của người dân bản địa, cuối cùng là lợi ích của du khách.
Ngoài ra, Hoà Bình cũng cần quan tâm đến môi trường và cần đưa ra bộ tiêu chí về môi trường, nâng cao giá trị bền vững, phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc.
Hòa Bình cần hình thành các cơ chế khuyến khích và thu hút nhà đầu tư; đảm bảo an toàn xây dựng, trật tự an toàn an ninh, đặc biệt là y tế.
Địa phương này cần đa dạng các dịch vụ, không chỉ về nghỉ dưỡng, nhà ở mà cả vấn đề chăm sóc sức khỏe, phát triển các dịch vụ y tế. Có như vậy mới thu hút du khách đến với Hòa Bình.
Hòa Bình phải đảm bảo công khai minh bạch về chính sách, pháp lý, đảm bảo phát triển du lịch xanh, môi trường xanh; phải đảm bảo đa dạng hóa về phương thức đầu tư, về khuyến mại, đa dạng hóa tính hợp tác.
“Hòa Bình nên trở thành một vùng mẫu về Đà Lạt thứ 2 nếu được”, ông Phong khuyến nghị.
TS. KTS. Trần Minh Tùng cho rằng, sức hấp dẫn của các dự án bất động sản có thể nhìn thấy ở các tầng.
Tầng thấp nhất là kiến tạo cơ sở vật chất (làm đường, làm quy hoạch) và các tỉnh bắt buộc phải làm để thu hút đầu tư. Xây dựng các dự án bất động sản sẽ thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp.
Tầng thứ hai là kiến tạo cuộc sống của khách hàng, người dân. Hình ảnh cuộc sống mà dự án hướng đến là gì, là sinh thái, là cuộc sống xanh?
“Hoà Bình có thế mạnh hồ lớn rộng, hoàn toàn có thể thực hiện các dự án sinh thái nghỉ dưỡng mà khó có địa phương nào có thế mạnh đó”, ông Tùng nhận xét.
Khai thác địa điểm tiềm năng và nơi chốn đem đến sự khác nhau giữa các địa phương, đem đến màu sắc riêng cho mỗi dự án. Từ đó có thể phân biệt được Hòa Bình với Bắc Giang, Thái Nguyên... hay các địa phương khác.
Cuối cùng là tâm lý tiêu dùng. Hòa Bình cần phải chú trọng đến cách làm truyền thông kết nối để có thể thấy được sự cầu thị của địa phương trong thu hút đầu tư, là sự lan tỏa của các dự án xanh, sinh thái, dự án tốt tới các khách hàng.
Cùng với những tiềm năng, Hoà Bình cũng có nhiều hạn chế cần tháo gỡ để phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Ông Đoàn Tiến Lập, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và Phát triển đô thị thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình, cho rằng Hoà Bình có diện tích nhỏ và bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối, giao thông chưa kết nối thuận lợi được với nhau.
Về thuỷ lợi, chỉ có sông Đà kết nối được giao thông còn các con sông khác chỉ có đá và núi nên lưu thông đường thuỷ hạn chế.
Một vấn đề khác là vướng mắc đền bù. Hiện nay, Sở Xây dựng thay mặt UBND tỉnh ký được 33 dự án nhà ở với tổng diện tích 849ha, số vốn đầu tư lên tới hơn 11.000 tỉ đồng.
Những dự án này đang triển khai nhưng có vướng mắc về đền bù, người dân so sánh về đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng nên yêu cầu cao và khiến công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.
Nhiều người dân thắc mắc mức đền bù cao nhất hiện nay là 285.000 đồng/m2 (đất lúa), đất lâm nghiệp khoảng hơn 200.000 đồng/m2 nhưng các nhà đầu tư bán mười mấy triệu/m2. Người dân họ không tính đến chi phí nộp cho nhà nước, chi phí đầu tư nên vẫn không chấp nhận đền bù.
Vướng mắc nữa là nhà đầu tư làm thật rất ít. Năm 2017, tỉnh đã kêu gọi nhà đầu tư lớn đầu tư vào Hoà Bình nhưng họ đều lắc đầu.
“Sau đó, chúng tôi phải thu hút cả nhà đầu tư nhỏ, dự án 5ha cũng tổ chức đấu thầu, 4.000-5.000m2 vị trí đẹp chúng tôi cũng đấu thầu”, ông Lập cho biết.
Theo PGS.TS Hoàng Mạnh Nguyên, Hoà Bình đã có nhiều kết nối tốt nhưng thực chất trong tỉnh vẫn chưa được kết nối đồng bộ.
“Trong vấn đề quy hoạch, tôi cho rằng quan trọng là quy hoạch bảo tồn, xác định đặc trưng quan trọng của tỉnh để bảo tồn và phát triển là điều cần quan tâm nhiều nhất”, ông Nguyên phát biểu.
Nhiều khu du lịch, dự án nghỉ dưỡng ở Hoà Bình đã chú trọng đến cảnh quan, công nghệ, nhưng nhiều khi lại quên mất những nét đặc trưng văn hoá, kiến trúc của người Mường, người Thái tại Hoà Bình.
“Những giá trị văn hoá của địa phương phải thực sự cần được quan tâm”, ông Nguyên nhấn mạnh.
-
Một doanh nghiệp được tỉnh Hoà Bình cho thuê hơn 76ha đất để làm dự án khu công nghiệp gần 1.900 tỷ đồng
UBND tỉnh Hoà Bình vừa có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty TNHH Bình Phú Invest thuê đất (đợt 1) để thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN Bình Phú tại xã Mông Hoá, TP. Hoà Bình....
-
Cải tạo nhà cũ, tái hiện không gian sống đẹp hoang sơ thời hiện đại tại Hòa Bình
Ngôi nhà cải tạo lại từ ngôi nhà cũ với mong muốn duy trì một không gian sống đơn giản phù hợp với lối sống gia đình, hài hòa giữa cuộc sống hiện đại và thiên nhiên hoang sơ.
-
Hòa Bình sẽ có khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ đồng
UBND tỉnh Hòa Bình duyệt chủ trương đầu tư Khu đô thị sinh thái số 4 xã Thịnh Minh, TP Hòa Bình với diện tích gần 65 ha, vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.