CafeLand - Mới đây Tp Hà Nội vừa phê UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên theo hình thức BT (xây dựng và chuyển giao). Công ty Cổ phần HimLam sẽ bỏ toàn bộ chi phí thực hiện dự án này và được UBND thành phố Hà Nội trả cho diện tích đất tổng cộng gần 500ha. Tính toán cho thấy Himlam đã có được miếng đất với giá “rẻ như bèo”.

Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 2.847 tỷ đồng. Ảnh minh họa từ Internet.

Đổi đất lấy hạ tầng được xem là một chính sách hiệu quả để phát triển cơ sở hạ tầng bằng cách kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhà đầu tư sẽ được cấp đất để phát triển dự án bù lại chi phí đã bỏ ra.

Về bản chất cũng tương tự như việc nhà nước bán đất cho tư nhân và lấy tiền đầu tư cơ sở hạ tầng. Điểm khác biệt, là doanh nghiệp tư nhân tự đầu tư vào cơ sở hạ tầng nên sẽ hiệu quả, giảm sự thất thoát so với việc nhà nước tự làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, vấn đề không ít người băn khoăn là làm sao để định giá đất một cách rõ ràng, tránh thất thoát cho ngân sách và những tiêu cực nảy sinh xung quanh chính sách này.

Thông tin từ mới đây cho biết UBND TP Hà Nội đã phê duyệt việc xây dựng nút giao thông hoàn chỉnh giữa đường vành đai 2 và trục hướng tâm tại cửa ngõ phía Bắc thành phố, nút giao thông trung tâm quận Long Biên.

Dự án này bao gồm cầu vượt trực thông 6 làn xe theo hướng đường Nguyễn Văn Linh - Đông Trù (Đường 5 kéo dài). Cầu vượt này sẽ vượt qua khu vực đảo xuyến, tuyến đường sắt Gia Lâm - Yên Viên và tuyến đường sắt vào kho xăng Đức Giang. Ngoài ra, dự án bao gồm xây mới một số tuyến đường nội đô dọc theo hai bên cầu vượt, các tuyến đường ngang, đoạn đường kết nối tạm, các hạng mục vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng...

Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 2.847 tỷ đồng, bao gồm cả lãi vay trong thời gian thực hiện dự án. Toàn bộ phần vốn này sẽ do nhà đầu tư tự thu xếp từ vốn chủ sở hữu và huy động. Dự kiến tổng diện tích đất phải thu hồi vĩnh viễn để phục vụ cho dự án là hơn 15 ha.

Để thu hồi nguồn vốn đã bỏ ra để đầu tư cho dự án này, chủ đầu tư dự án Công ty Cổ phần Himlam được khai thác 20 ha tại xã Dương Xá, Gia Lâm, quỹ đất khoảng 320 ha tại các phường Long Biên, Cự Khối và khoảng 135 ha đất bổ sung thêm ngoài bãi sông Hồng. Như vậy, tổng diện dích đất mà chủ đầu tư nhận được là 475 ha.

Cho đến này vẫn chưa có thông tin về việc chủ đầu tư có phải bỏ thêm tiền để đến bù hay số đất trên đã là đất sạch. Tuy nhiên, giả sử là quỹ đất sạch thì số tiền mà Himlam phải trả để được khai thác phục vụ thương mại từ nguồn đất mà Hà Nội là 599,368 đồng/m2. Ngày cả trường hợp Himlam phải trả một phần tiền để đền bù thì giá thành trung bình mỗi m2 cũng thấp.

Ngoài ra, cũng không rõ bao nhiêu trong số này sẽ được phân lô bán nền, làm dự án chung cư hay trung tâm thương mại… Dù sao mức giá trung bình chỉ khoảng 600 nghìn đồng/m2, chưa tính cơ sở hạ tầng hay san lấp vẫn là quá rẻ so với giá nhà đất hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu ở Hà Nội. Như vậy, rõ ràng Himlam đang có được đất với giá rất “bèo”.

Được biết, chủ tịch HĐQT của Công ty Himlam là ông Dương Công Minh. Him Lam là một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn tại Việt Nam. Công ty có vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng, trong đó, ông Dương Công Minh nắm giữ 99% cổ phần.

Him Lam là cổ đông chính của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; đồng thời là cổ đông lớn của nhiều doanh nghiệp khác trong đó có Lienviet Holdings…

Song Long
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.