UBND thành phố Bảo Lộc vừa có Công văn số 2968/UBND-TNMT gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc tổng hợp, báo cáo nội dung liên quan đến hộ gia đình, cá nhân hiến đất làm đường giao thông mới, tách thửa trên địa bàn thành phố Bảo Lộc.

UBND thành phố Bảo Lộc cho biết, từ năm 2018 đến nay trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đã có 3.873 trường hợp (hồ sơ) tách thửa. Trong đó có 115 trường hợp hộ gia đình, cá nhân hiến đất làm đường giao thông mới, tách thành nhiều thửa đất.

Việc hiến đất làm đường giao thông mới, tách thành nhiều thửa đất xảy ra chủ yếu ở các địa bàn 7 xã, phường: phường Lộc Phát, xã ĐamB’ri, phường Lộc Tiến, phường 2, phường Lộc Sơn, xã Lộc Châu, phường B’Lao. Bốn xã, phường còn lại xảy ra với diện tích nhỏ và tách ra ít thửa đất và có xã phường không xảy ra việc hiến đất mở đường chủ yếu tách thửa theo đường hiện trạng đã được thể hiện trên bản đồ địa chính.

Cụ thể, tính từ ngày 15/01/2018 đến 01/12/2021, 3.873 trường hợp (hồ sơ) đã thực hiện thủ tục tách thửa ra thành 12.736 thửa mới, với tổng diện tích tách thửa 1.214,1 ha.

Trong số đó, số thửa mới sau khi tách có hiến đất, mở đường là 2.454 thửa đất, đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Hiện trạng trên đất các khu vực có hiến đất, mở đường đã có 48 căn nhà ở, 18 trường hợp trồng cây nông nghiệp và khoảng hơn 60 trường hợp đang để đất trống.

Cũng trong trong 115 trường hợp nêu trên, có 82 trường hợp đã làm đường nhựa nóng, 7 trường hợp đường betong, 16 trường hợp đường cấp phối đá dăm và 10 trường hợp là đường đất.

Rao bán bất động sản trên mạng xã hội: Thật, giả lẫn lộn!

Đây là một thực trạng chung ở nhiều địa phương. Đơn cử như trường hợp hiến đất, tách thửa tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng rồi đăng tin rao bán trên mạng xã hội và ‘’nổ’’ rằng đây là những ‘’dự án bất động sản’’. Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cũng đã có kết luận cụ thể liên quan đến các trường hợp này.

Còn tại Báo cáo số 307/BC-UBND, UBND thành phố Bảo Lộc cho biết, các trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự đăng tin, quảng cáo “dự án” nhằm bán bất động sản, UBND thành phố đã có nhiều báo cáo xử lý các thông tin quảng cáo trên môi trường mạng chưa được cấp phép theo quy định, thông tin sai sự thật trên địa bàn thành phố Bảo Lộc gửi cấp thẩm quyền xử lý và đã được Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng xử lý theo thẩm quyền và quy định.

Trong khi đó tại tỉnh Kon Tum, mới đây, Sở Xây dựng tỉnh này cũng đã có Báo cáo số 150/BC-SXD về tình hình thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý 3/2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum cho rằng, hoạt động kinh doanh bất động sản của các tổ chức, cá nhân trên nền tảng mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) đã gây khó khăn trong công tác quản lý thị trường bất động sản của địa phương.

Tương tự, tại tỉnh Quảng Nam, thực trạng đăng tin rao bán sản phẩm bất động sản trên mạng xã hội cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề tiêu cực.

Đơn cử như tháng 6/2021, ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Công văn số 3304/UBND-KTN về việc kiểm tra thông tin về giao dịch, rao bán sản phẩm bất động sản trên mạng xã hội.

Tại Công văn này, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về giao dịch, rao bán sản phẩm bất động sản các dự án Khu dân cư Đông Bắc thành phố Hội An (giai đoạn 2), Khu phố chợ Chiên Đàn, Khu dân cư phố chợ Trường Xuân.

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đây là những dự án chưa đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật,...

Lê Phước Bình
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.