Các nhà đầu tư BĐS, ngay cả các “đại gia” đang phải chạy đôn chạy đáo lo tiền trả nợ ngân hàng, thời "dựa hơi" vào các dòng vốn vay đã hết.
Hứng chịu hậu quả vì buôn nhà, mua đất
Chỉ mới đây thôi, khoảng đầu tháng 9, cùng với một vài cơn sốt đất cục bộ tại Hà Nội và các vùng lân cận, giới đầu tư bất động sản dường như đang sống trong tâm trạng thắc thỏm, chờ sự phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm.
Thế nhưng, khi niềm hy vọng vừa được nhen nhóm thì cũng là lúc hàng loạt vụ vỡ nợ tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc... được phanh phui, trong đó phần lớn đều thú nhận là đã thua lỗ do đầu tư vào bất động sản.
Thị trường bất động sản hiện đang hứng chịu hệ quả của một thời nhà nhà, người người buôn nhà, đất.
Thực tế đó càng được minh chứng khi giá đất chào bán tại các dự án đình
đám như Vân Canh, Splendora (Bắc An Khánh), Glemximco... liên tục giảm
mạnh. Chẳng hạn, tại Geleximco, giá đất liền kề các trục đường nhỏ giảm
khoảng 3 -5 triệu đồng, còn 38 triệu đồng/m2, liền kề trục đường to giảm
khoảng 7 triệu đồng, còn 45 - 48 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, giá đất tại dự án Vân Canh so với vài tháng trước đây hiện cũng đã giảm khoảng 5 - 6 triệu đồng/m2. Đơn cử, những lô đường 12 m, giá còn khoảng 40 - 41 triệu đồng/m2, lô đường to 50 - 55 triệu đồng/m2, nhưng cũng không mấy người hỏi mua.
Theo tính toán của giới đầu tư, với những ai mua đất Vân Canh vào thời điểm sốt nóng cách đây vài tháng, hiện cũng đã phải bốc hơi từ 500 triệu - 1 tỷ đồng cho một suất đất.
Đáng chú ý, sau khi Thanh tra Chính phủ đề xuất dừng dự án Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội), giá đất liền kề tại đây đã nhanh chóng sụt giảm từ 3 - 5 triệu đồng/m2 nhưng vẫn có nhiều người hỏi mua.
Ông Ngô Hồng Tuấn, Trưởng văn phòng Công chứng Đông Đô cho biết, hơn một tháng nay, tại văn phòng của ông có rất nhiều khách hàng đến làm thủ tục công chứng mua bán nhà đất. Tuy nhiên, trong 10 trường hợp thì có đến 8 trường hợp là công chứng bán nhà để gán nợ, do chủ nhà không có tiền để trả nợ vay.
Một nhà đầu tư chia sẻ, hiện chị đang “ném” hàng chục tỷ đồng vào các dự án như U-Silk City, An Khánh... mà dường như chưa tìm được lối thoát, vì thị trường sụt giảm quá nhanh, trong khi các căn hộ, mảnh đất của chị giá lại quá cao, vượt khả năng thanh toán của nhiều người.
“Giờ nhà đất thì nhiều, nhưng thú thực, tôi thèm một cuộc sống không nợ nần quá. Hiện chủ đầu tư đang giục đóng tiền đợt tiếp theo khoảng 2 tỷ đồng, nhưng không biết vay ai bây giờ”, nhà đầu tư trên tâm sự.
Các "đại gia" BĐS cũng nợ tiền như… chúa chổm
Cùng với việc bán tháo dự án lấy tiền trả nợ, trên trang VnEconomy nêu ra những con số về nợ tiền sử dụng đất của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã cho thấy năng lực tài chính của khối doanh nghiệp này.
Theo một báo cáo của Chi cục Thuế quận Hà Đông (Hà Nội), hiện trên địa bàn quận này có 4 doanh nghiệp bất động sản chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với số tiền gốc lên tới gần 150 tỷ đồng. Nếu tính cả tiền phạt nộp chậm thì số tiền trên còn lớn hơn nhiều.
Vì vay nợ ngân hàng, nhiều "đại gia" bất động sản rơi vào tình trạng... "nợ như chúa chổm".
Tại huyện Hoài Đức, riêng khoản nợ tiền sử dụng đất của Tập đoàn Phát
triển nhà và đô thị (HUD), Công ty Vietracimex, Công ty T&T đã lên
tới 740 tỷ đồng, chưa kể tiền phạt chậm nộp vào khoảng hàng trăm tỷ
đồng. Trong đó, HUD (chủ đầu tư khu đô thị Vân Canh) nợ gần 400 tỷ đồng
tiền gốc, Vietracimex (chủ đầu tư khu đô thị Kim Chung - Di Trạch) nợ
gần 300 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại huyện Từ Liêm, chủ đầu tư khu nhà ở thấp tầng tại xã Cổ Nhuế là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội còn nợ hơn 220 tỷ đồng tiền gốc. Tại huyện Mê Linh, các chủ dự án nợ 400 tỷ đồng, chưa kể tiền phạt chậm nộp từ năm 2008 đến nay...
Đại diện Cục Thuế Hà Nội cho hay, số nợ từ các doanh nghiệp bất động sản hiện tương đối lớn, khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số tiền nợ khoảng 1.000 tỷ đồng này chỉ mới là tạm tính, vì trong thời gian tới kết quả rà soát của liên ngành đối với 240 dự án được công bố thì số tiền nợ còn tăng cao hơn nhiều do nhiều dự án phải tính lại tiền. Tất nhiên, theo vị này, để thu hồi khoản trên là chuyện không hề dễ dàng.
Hết thời “dựa hơi”
Chịu áp lực đáo nợ ngân hàng, hàng loạt các dự án BĐS đã “xuống nước” giảm giá nhằm thu hồi vốn trả nợ. Trước tình hình đó, các ngân hàng “im hơi lặng tiếng”, không ngân hàng nào công khai việc đòi nợ bởi như thế chẳng khác nào “vạch áo cho người xem lưng” rằng dư nợ bất động sản quá nhiều.
Vào cuối tháng 6, khi bắt buộc phải giảm dư nợ phi sản xuất về mức 22%, một số ngân hàng có vấn đề đã dựa hơi ngân hàng lớn thông qua vay mượn hạn mức, bán nợ. Nhờ đó tỷ lệ 22% được đảm bảo vào thời điểm quy định. Tuy nhiên sau một, hai tháng, tỷ lệ đó lại tăng lên do việc “dựa hơi” không thể kéo dài.
"Bây giờ việc “dựa hơi” khó hơn rất nhiều vì tương lai phải sáp nhập, chuyển nhượng, mua bán lẫn nhau của các ngân hàng yếu kém đã rõ ràng.
Trang TBKTSG đánh giá: “Bây giờ việc “dựa hơi” khó hơn rất nhiều vì
tương lai phải sáp nhập, chuyển nhượng, mua bán lẫn nhau của các ngân
hàng yếu kém đã rõ ràng. Thành viên hội đồng quản trị một ngân hàng cổ
phần tầm cỡ nói: “Chúng tôi đã được đề nghị, nhưng chúng tôi kiên quyết
không nhận các ngân hàng yếu kém nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không có
các chính sách ưu đãi phù hợp”.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, cho biết: “Là định chế tài chính nhà nước, chúng tôi sẵn sàng tham gia quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng khi Nhà nước chỉ định”. Đúng là BIDV phải thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một ngân hàng quốc doanh, nhưng việc gách vác ngân hàng nhỏ sẽ không thể không đi kèm những ưu đãi đặc biệt về cơ chế.
Đến lượt mình, các tổ chức tín dụng có vấn đề chỉ còn cách đòi nợ. Một ngân hàng được tái cấp vốn 5.000 tỉ đồng đợt vừa rồi, hiện dư nợ bất động sản vẫn còn hơn 50% tổng dư nợ. Những khoản vay 50-100 tỉ đồng ngắn hạn dưới sáu tháng có khả năng đòi được vì giá trị tài sản thế chấp là nhà đất thấp, việc phát mại càng có thể thành công cao.
Đáng ngại hơn là các dự án hàng ngàn tỉ đồng, không thể tìm được người mua, kể cả nhà đầu tư nước ngoài.
Giám đốc khối tín dụng một ngân hàng yêu cầu không nêu tên, chỉ ra: “Mấy năm trước các chủ đầu tư phần lớn xây dựng biệt thự, căn hộ cao cấp. Nay căn hộ càng cao cấp bao nhiêu, càng ế bấy nhiêu. Một số ngân hàng cho vay vướng chủ yếu vào phân khúc này. Căn hộ cấp thấp do chủ đầu tư lấy công làm lãi, thường thuộc diện tín dụng chính sách xã hội, nên không đáng lo”.
Một quan chức NHNN giải thích thêm: “Những ngân hàng yếu kém chạy theo lợi nhuận đều dính dự án cấp cao hết. Đụng đến tín dụng bất động sản coi như điểm huyệt hệ thống ngân hàng”.
Chỉ mới đây thôi, khoảng đầu tháng 9, cùng với một vài cơn sốt đất cục bộ tại Hà Nội và các vùng lân cận, giới đầu tư bất động sản dường như đang sống trong tâm trạng thắc thỏm, chờ sự phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm.
Thế nhưng, khi niềm hy vọng vừa được nhen nhóm thì cũng là lúc hàng loạt vụ vỡ nợ tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc... được phanh phui, trong đó phần lớn đều thú nhận là đã thua lỗ do đầu tư vào bất động sản.
Thị trường bất động sản hiện đang hứng chịu hệ quả của một thời nhà nhà, người người buôn nhà, đất.
Trong khi đó, giá đất tại dự án Vân Canh so với vài tháng trước đây hiện cũng đã giảm khoảng 5 - 6 triệu đồng/m2. Đơn cử, những lô đường 12 m, giá còn khoảng 40 - 41 triệu đồng/m2, lô đường to 50 - 55 triệu đồng/m2, nhưng cũng không mấy người hỏi mua.
Theo tính toán của giới đầu tư, với những ai mua đất Vân Canh vào thời điểm sốt nóng cách đây vài tháng, hiện cũng đã phải bốc hơi từ 500 triệu - 1 tỷ đồng cho một suất đất.
Đáng chú ý, sau khi Thanh tra Chính phủ đề xuất dừng dự án Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội), giá đất liền kề tại đây đã nhanh chóng sụt giảm từ 3 - 5 triệu đồng/m2 nhưng vẫn có nhiều người hỏi mua.
Ông Ngô Hồng Tuấn, Trưởng văn phòng Công chứng Đông Đô cho biết, hơn một tháng nay, tại văn phòng của ông có rất nhiều khách hàng đến làm thủ tục công chứng mua bán nhà đất. Tuy nhiên, trong 10 trường hợp thì có đến 8 trường hợp là công chứng bán nhà để gán nợ, do chủ nhà không có tiền để trả nợ vay.
Một nhà đầu tư chia sẻ, hiện chị đang “ném” hàng chục tỷ đồng vào các dự án như U-Silk City, An Khánh... mà dường như chưa tìm được lối thoát, vì thị trường sụt giảm quá nhanh, trong khi các căn hộ, mảnh đất của chị giá lại quá cao, vượt khả năng thanh toán của nhiều người.
“Giờ nhà đất thì nhiều, nhưng thú thực, tôi thèm một cuộc sống không nợ nần quá. Hiện chủ đầu tư đang giục đóng tiền đợt tiếp theo khoảng 2 tỷ đồng, nhưng không biết vay ai bây giờ”, nhà đầu tư trên tâm sự.
Các "đại gia" BĐS cũng nợ tiền như… chúa chổm
Cùng với việc bán tháo dự án lấy tiền trả nợ, trên trang VnEconomy nêu ra những con số về nợ tiền sử dụng đất của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã cho thấy năng lực tài chính của khối doanh nghiệp này.
Theo một báo cáo của Chi cục Thuế quận Hà Đông (Hà Nội), hiện trên địa bàn quận này có 4 doanh nghiệp bất động sản chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với số tiền gốc lên tới gần 150 tỷ đồng. Nếu tính cả tiền phạt nộp chậm thì số tiền trên còn lớn hơn nhiều.
Vì vay nợ ngân hàng, nhiều "đại gia" bất động sản rơi vào tình trạng... "nợ như chúa chổm".
Trong khi đó, tại huyện Từ Liêm, chủ đầu tư khu nhà ở thấp tầng tại xã Cổ Nhuế là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội còn nợ hơn 220 tỷ đồng tiền gốc. Tại huyện Mê Linh, các chủ dự án nợ 400 tỷ đồng, chưa kể tiền phạt chậm nộp từ năm 2008 đến nay...
Đại diện Cục Thuế Hà Nội cho hay, số nợ từ các doanh nghiệp bất động sản hiện tương đối lớn, khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số tiền nợ khoảng 1.000 tỷ đồng này chỉ mới là tạm tính, vì trong thời gian tới kết quả rà soát của liên ngành đối với 240 dự án được công bố thì số tiền nợ còn tăng cao hơn nhiều do nhiều dự án phải tính lại tiền. Tất nhiên, theo vị này, để thu hồi khoản trên là chuyện không hề dễ dàng.
Hết thời “dựa hơi”
Chịu áp lực đáo nợ ngân hàng, hàng loạt các dự án BĐS đã “xuống nước” giảm giá nhằm thu hồi vốn trả nợ. Trước tình hình đó, các ngân hàng “im hơi lặng tiếng”, không ngân hàng nào công khai việc đòi nợ bởi như thế chẳng khác nào “vạch áo cho người xem lưng” rằng dư nợ bất động sản quá nhiều.
Vào cuối tháng 6, khi bắt buộc phải giảm dư nợ phi sản xuất về mức 22%, một số ngân hàng có vấn đề đã dựa hơi ngân hàng lớn thông qua vay mượn hạn mức, bán nợ. Nhờ đó tỷ lệ 22% được đảm bảo vào thời điểm quy định. Tuy nhiên sau một, hai tháng, tỷ lệ đó lại tăng lên do việc “dựa hơi” không thể kéo dài.
"Bây giờ việc “dựa hơi” khó hơn rất nhiều vì tương lai phải sáp nhập, chuyển nhượng, mua bán lẫn nhau của các ngân hàng yếu kém đã rõ ràng.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, cho biết: “Là định chế tài chính nhà nước, chúng tôi sẵn sàng tham gia quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng khi Nhà nước chỉ định”. Đúng là BIDV phải thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một ngân hàng quốc doanh, nhưng việc gách vác ngân hàng nhỏ sẽ không thể không đi kèm những ưu đãi đặc biệt về cơ chế.
Đến lượt mình, các tổ chức tín dụng có vấn đề chỉ còn cách đòi nợ. Một ngân hàng được tái cấp vốn 5.000 tỉ đồng đợt vừa rồi, hiện dư nợ bất động sản vẫn còn hơn 50% tổng dư nợ. Những khoản vay 50-100 tỉ đồng ngắn hạn dưới sáu tháng có khả năng đòi được vì giá trị tài sản thế chấp là nhà đất thấp, việc phát mại càng có thể thành công cao.
Đáng ngại hơn là các dự án hàng ngàn tỉ đồng, không thể tìm được người mua, kể cả nhà đầu tư nước ngoài.
Giám đốc khối tín dụng một ngân hàng yêu cầu không nêu tên, chỉ ra: “Mấy năm trước các chủ đầu tư phần lớn xây dựng biệt thự, căn hộ cao cấp. Nay căn hộ càng cao cấp bao nhiêu, càng ế bấy nhiêu. Một số ngân hàng cho vay vướng chủ yếu vào phân khúc này. Căn hộ cấp thấp do chủ đầu tư lấy công làm lãi, thường thuộc diện tín dụng chính sách xã hội, nên không đáng lo”.
Một quan chức NHNN giải thích thêm: “Những ngân hàng yếu kém chạy theo lợi nhuận đều dính dự án cấp cao hết. Đụng đến tín dụng bất động sản coi như điểm huyệt hệ thống ngân hàng”.
Theo Khuê Hạ (GDVN)
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán lô đất 69,3m2 Hoàng Diệu, gần ra mặt tiền đường số. Không quy hoạch. 4,2 tỷ
4 tỷ 200 triệu- 69m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
VIP
Cần tiền bán lô đất mặt tiền đường dự án Lê Phong Bình Chuẩn, sổ riêng, c/chủ
2 tỷ 300 triệu- 67.3m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0986836***
VIP
Bán đất đường Đông Thành-Hóa Thành 1,TX. Bình Minh
310 triệu- 98.1m2
Bình Minh, Vĩnh Long
Hôm nay
0907247***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
BÁN GẤP 10X40=400M2 ĐẤT GẦN KCN SHR GIÁ 195 TRIỆU BAO MỌI PHÍ SANG TÊN
195 triệu- 400m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0938889***
VIP
Nhà gần chợ Bình An, làng đại học Quốc gia HCM, đường ô tô thông, 1074 Dĩ An
3 tỷ 300 triệu- 60m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
VIP
Suất nội bộ giá chỉ từ 6,3tỷ, thanh toán chỉ 289tr/6 tháng duy nhất tại đây
125 triệu- 76m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: thị trường bất động sản