Techcombank muốn lập công ty bảo hiểm nhân thọ vốn tối thiểu 1.300 tỷ đồng.
Ngân hàng cho biết lý do lập công ty bảo hiểm nhân thọ riêng là do tiềm năng thị trường này rất lớn và nhiều cơ hội để phát triển. Ngân hàng có thể chủ động cung cấp sản phẩm cho khách hàng và có thể nhận được lợi ích tài chính (doanh thu phí, giá trị tài sản tăng từ phần vốn góp...).
Cụ thể, thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, với hơn 50% dân số thuộc độ tuổi lao động – nhóm đối tượng trụ cột có nhu cầu bảo vệ tài chính cao. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ vẫn còn thấp, chỉ khoảng 20% trong nhóm lao động và 10% tổng dân số.
“Thu nhập hộ gia đình có xu hướng tăng trưởng. Theo nghiên cứu của Cimigo giai đoạn 2017-2022, số gia đình có thu nhập hàng tháng từ 500 - 999 USD tăng 67%, trong khi nhóm có thu nhập từ 1.000 USD trở lên tăng tới 378%”, Techcombank viết trong tờ trình gửi cổ đông.
Cùng với sự gia tăng khả năng chi trả, nhận thức về các công cụ tài chính ngày càng cao, bảo hiểm nhân thọ đang được nâng cao hơn. Tiềm năng từ thị trường thúc đẩy Techcombank đưa phương án lập công ty bảo hiểm nhân thọ trong tờ trình.
Động thái lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mới diễn ra sau 5 tháng, kể từ khi Techcombank chấm dứt hợp đồng phân phối bảo hiểm nhân thọ độc quyền với Manulife.
Việc thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp ngân hàng chủ động cung cấp những sản phẩm đa dạng đến với khách hàng. Đồng thời, Techcombank cũng sẽ nhận được những lợi ích về tài chính như: nhận doanh thu phí với mức phí cạnh tranh; gia tăng giá trị tổng tài sản từ phần vốn góp tại công ty bảo hiểm nhân thọ.
Ngoài ra, trong mảng phi nhân thọ, Techcombank cũng đề xuất chi 285 tỷ để mua lại 57% vốn của Công ty cổ phần Bảo hiểm phi nhân thọ Techcom (TCGIns) từ cổ đông lớn nhất là Công ty Đầu tư và phát triển NewCo. Nhờ đó, sở hữu của nhà băng này tại đây tăng từ 11% lên 68%, qua đó trở thành công ty mẹ.
-
Hé lộ thời điểm khởi công tuyến cao tốc 25.500 tỷ đồng đang được Vingroup – Techcombank “theo đuổi”
Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối tỉnh Đắk Nông và Bình Phước, với tổng chiều dài 128,8 km. Dự án được thiết kế với 4 làn xe, vận tốc dự kiến từ 100 đến 120 km/h. Công trình có vai trò đặc biệt kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên này đang được Liên danh Vingroup – Techcombank lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
-
Tỉnh Đắk Nông vừa công bố thông tin về thời gian dự kiến khởi công tuyến cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành có tổng vốn đầu tư hơn 25.500 tỷ đồng. Đây là dự án cao tốc do liên danh Vingroup – Techcombank lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
-
Techcombank chi gần 4.200 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.







-
SeABank đặt mục tiêu lãi trước thuế 6.458 tỷ đồng, không chia cổ tức năm 2025
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - HoSE: SSB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với hàng loạt nội dung quan trọng. Trong đó, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.458 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước, đ...
-
Agribank báo lãi kỷ lục, thu nhập từ vàng và ngoại hối tăng gấp đôi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024, ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 66.554 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ.
-
Dự báo kết quả kinh doanh quý 1/2025: Ngân hàng nào sẽ dẫn đầu đà tăng trưởng?
Công ty Chứng khoán VCBS vừa công bố báo cáo dự báo kết quả kinh doanh quý 1/2025 và cả năm 2025 của một số ngân hàng lớn. Theo đó, nhiều ngân hàng được kỳ vọng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan, nhờ vào sự hồi phục của tín dụng, cải thi...