Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, đất hiếm được phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia tại tỉnh Lào Cai là khu vực Cam Cọn - Tân Thượng, diện tích 18,90km2, có 285.000 tấn dự trữ nằm trên địa bàn huyện Bảo Yên và Văn Bàn của tỉnh Lào Cai.
Ngoài tỉnh Lào Cai, tại tỉnh Yên Bái khu vực được phê duyệt là khu vực Đồng Tâm với diện tích 29,40km2, có 160.000 tấn dự trữ thuộc đại bàn huyện Văn Yên.
Danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Đất hiếm ở khu vực Cam Cọn - Tân Thượng (tỉnh Lào Cai) và Đồng Tâm ( tỉnh Yên Bái) đều có thời gian dự trữ 30 năm.
Trước đó, ngày 19/7, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản số 3438 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, các địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản, đất hiếm chưa khai thác.
Chủ tịch Lào Cai yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nói chung, bao gồm cả khoáng sản là đất hiếm (có mỏ xác định tại các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai).
Yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc truy quét, giải tỏa hoạt động khai thác trái phép hoặc các hoạt động đào trộm, hạ cốt nền để khai thác khoáng sản trái phép và xử lý theo đúng quy định của pháp luật (nếu có).
Theo Quyết định số 1277 của Chính phủ, trong thời gian dự trữ của các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia nêu trên, việc quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thực hiện các dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải tuân thủ quy định của Nghị định số 51/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, quy định của pháp luật về khoáng sản.
Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất điện tử và pin, khiến chúng trở nên quan trọng đối với quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng sạch hơn và trong lĩnh vực quốc phòng.
Dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy Việt Nam sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới - ước tính khoảng 22 triệu tấn - chỉ đứng sau Trung Quốc. USGS cho biết sản lượng đất hiếm của Việt Nam đã tăng lên 4.300 tấn vào năm ngoái, tăng từ con số 400 tấn vào năm 2021.
Theo kế hoạch của Chính phủ, Việt Nam sẽ có thêm thêm từ 3 đến 4 dự án khai thác mới sau năm 2030 nhằm nâng sản lượng đất hiếm thô lên 2,11 triệu tấn vào năm 2050.
Đất hiếm được đánh giá là loại khoáng sản mang tính chiến lược, có giá trị đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ điện tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, luyện kim, chăn nuôi, trồng trọt cho đến thiết bị quân sự.
Một nhà phân tích năng lượng tại ngân hàng đầu tư Benchmark của Mỹ, cho biết: “Đất hiếm và nhiều loại khoáng sản khác là nền tảng của quá trình chuyển đổi xanh mà chúng ta đang thấy ở Trung Quốc, Mỹ và khắp nơi trên thế giới”.
Điều kỳ diệu ở đất hiếm là chúng có thể tại ra loại nam châm mạnh hơn nhiều lần so với nam châm thông thường. Nếu không có các nguyên tố đất hiếm như neodymium, praseodymium và lanthanum, động cơ xe điện và ổ cứng máy tính sẽ không hoạt động được.
-
Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới. Đây là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn, cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp cao của Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…
-
T&T Group của bầu Hiển "toan tính" gì khi bất ngờ đầu tư vào Vietravel Airlines?
Theo ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch điều hành T&T Group, đây là cột mốc quan trọng của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn này trong giai đoạn phát triển mới. Ông cho rằng Vietravel Airlines sẽ là mắt xích quan trọng trong chuỗi các dự án hạ tầng, logistics...
-
Hà Nội có thêm 1.230 căn hộ được bán cho người nước ngoài
Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho phép thêm hai dự án chung cư, với trên 1.230 căn hộ được bán cho người nước ngoài.
-
Huyện có siêu dự án 4,2 tỷ USD sắp khởi công hơn 460 căn nhà ở xã hội
Ngày 17/12, Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng sẽ khởi công Khu nhà ở cao tầng – nhà ở xã hội thuộc dự án Khu nhà ở tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội.