Theo đó, thành phố phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải báo cáo trình Chính phủ sớm có lộ trình, đề án di chuyển tuyến đường sắt hàng hóa ra khỏi khu trung tâm thành phố không đi vào khu vực nội đô. Quy hoạch xây dựng ga tầu vận chuyển hành khách tại khu vực Thượng Lý (Sở Dầu) hoặc Cam Lộ (Hùng Vương) để vận chuyển hành khách, giảm các tuyến vận tải hành khách vào khu vực ga Hải Phòng tránh giờ cao điểm.
Hệ thống đường sắt Quốc gia (tính đến ga Hải Phòng) trên địa bàn Hải Phòng có chiều dài hơn 19,3km, đi qua địa bàn 3 quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và huyện An Dương.
Tàu hỏa đi qua phố Cầu Đất, Hải Phòng.
Trước đó, hành phố Hải Phòng đã từng lập dự án xây dựng hai hầm chui qua đường sắt tại hai tuyến phố Cầu Đất và Trần Nguyên Hãn. Song, trước rất nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi và hiệu quả giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông đô thị của các hầm chui này, nên Thành phố đã tạm ngưng triển khai.
Cơ sở pháp lý để CATP Hải Phòng đưa ra kiến nghị di dời đường sắt ra khỏi nội đô là các văn bản quy hoạch phát triển tuyến đường sắt Hải Phòng mới không đi qua nội đô.
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài từ nay tới năm 2020 cho 9 dự án đường sắt với tổng mức đầu tư 7,45 tỉ USD. Trong đó có dự án xây dựng tuyến đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (đường sắt đôi, đường ray rộng 1,435m) dài 57km có vốn đầu tư 1,55 tỉ USD.
Bộ Giao thông vận tải cũng kêu gọi đầu tư nước ngoài ở dự án thí điểm nhượng quyền kinh doanh khai thác tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài 381km theo hình thức PPP (hợp tác nhà nước và tư nhân) nhằm thu hồi vốn về ngân sách nhà nước.
Để tìm giải pháp tìm kết nối đường sắt với khu vực cảng Hải Phòng, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đã có lần phát biểu, yêu cầu không dỡ bỏ đường sắt trong nội đô Hải Phòng đi cảng biển mà xây dựng phương án sử dụng sau này.
Một cán bộ gắn bó lâu năm với ngành đường sắt bày tỏ tâm huyết: “Không nên dỡ bỏ tuyến đường sắt nội đô mà nên tính tới việc xây dựng đường sắt trên cao để giải quyết ùn tắc giao thông đô thị. Ga Hải Phòng là một kiến trúc tiêu biểu của thành phố Hải Phòng được xây dựng từ thời Pháp thuộc cũng cần được bảo tồn. Và đặc biệt, quỹ đất vàng hơn 6 ha tại ga Hải Phòng khi di chuyển ga chính ra khỏi nội đô cũng cần được quy hoạch để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng làm đẹp thành phố, tuyệt đối không nên xây dựng nhà ở”.
Có ý kiến cho rằng, có thể nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt từ ga Vật Cách đi vào cảng Đình Vũ, Lạch Huyện theo hướng tuyến tránh vào nội đô, không đi vào các khu dân cư để giảm kinh phí đầu tư. Đồng thời, nên tính tới phương án kết hợp xây dựng các cảng cạn ICD, gom container… Chỉ có như vậy mới kêu gọi được đầu tư, kết nối đường sắt tới các cảng biển khu vực Hải Phòng.
-
Tỉnh có siêu dự án 2,4 tỷ USD khởi công kho xưởng hơn 1.300 tỷ đồng
Ngày 19/11, Công ty TNHH MV EARTH khởi công dự án Logicross Hải Phòng với tổng mức đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng tại Khu phi thuế quan và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 1), phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP.Hải Phòng....
-
Chuyên gia đến Hải Phòng thuê căn hộ ở đâu?
Một không gian sống luôn cân bằng giữa an tĩnh và sôi động, tự do và riêng tư, biệt lập mà tiện ích và dễ dàng di chuyển, đó là tất cả những gì các chuyên gia cần cho một không gian sống. Hải Phòng, điểm đến thu hút của đông đảo chuyên gia trong và n...
-
Hơn 700 tỉ đồng xây dựng ga hàng hóa sân bay Cát Bi
Dự án xây dựng ga hàng hóa sân bay Cát Bi vừa được khởi công có tổng vốn đầu tư 724 tỉ đồng. Công trình này có quy mô công suất 100.000 tấn hàng hóa/năm và có khả năng mở rộng lên 250.000 tấn hàng hóa/năm....