21/12/2012 3:57 PM
Không hay biết việc này, tháng 6-2012, TP Hải Phòng vẫn “sức” công văn yêu cầu ông Điệp và các cá nhân có liên quan phải khẩn trương giải quyết những vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.

Theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, những dự án được cấp chính quyền giao, cho thuê đất mà chủ đầu tư không đưa vào sử dụng sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất. Luật quy định là như thế nhưng trên địa bàn Hải Phòng vẫn có hàng chục dự án không triển khai, hàng trăm ha đất bị bỏ hoang.

Không tiền cũng lập dự án

Năm 2009, UBND TP Hải Phòng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh (Xí nghiệp Quang Minh) được đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Trường Sơn có công suất 1 triệu tấn/năm trên địa bàn xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên. Dự án hứa hẹn sau khi hoàn thành sẽ giải quyết việc làm cho 300 lao động là con em thương, bệnh binh trên địa bàn. Kèm với giấy chứng nhận đầu tư là 16ha đất tại xã Gia Minh được TP Hải Phòng “cắt” ra cho xí nghiệp Quang Minh thuê để thực hiện dự án.

Theo giấy chứng nhận đầu tư, nhà máy xi măng Trường Sơn sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1-2012. Đến nay, quá thời hạn đưa nhà máy vào hoạt động đã gần 1 năm, Dự án mới chỉ xây dựng được một nhà điều hành - thực chất là một nhà cấp 4 trên diện tích 16ha đất đã được giao.

Cử tri huyện Thủy Nguyên đã nhiều lần kiến nghị: Trong hàng chục năm kể từ khi thành lập DN đến khi được cấp phép xây dựng nhà máy, xí nghiệp Quang Minh mới nộp ngân sách được 5 tỷ đồng, năng lực tài chính yếu kém là nguyên nhân chính dẫn đến việc không thực hiện được dự án, TP Hải Phòng cần ra quyết định thu hồi quyết định đầu tư. TP Hải Phòng lại “nghĩ” khác, nhà máy chậm tiến độ là do khủng hoảng kinh tế chung, việc vay vốn thực hiện dự án gặp khó. Chủ đầu tư hiện đang tiếp tục thỏa thuận với ngân hàng HSBC để thực hiện dự án… Quan trọng hơn, theo lập luận của TP Hải Phòng, chiểu theo Luật Đầu tư, dự án chưa thuộc đối tượng bị thu hồi.

Năm 2008, Cty TNHH MTV công nghiệp Thành Long - trụ sở tại xã An Đồng, huyện An Dương, được TP Hải Phòng cho thuê 75ha đất tại xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên để thực hiện Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu có tổng mức đầu tư lên đến 1.300 tỷ đồng.

Đến nay, dự án mới giải phóng được 1,6ha, di chuyển được các ngôi mộ trong phần diện tích này vào nghĩa trang. Nguyên nhân dự án chậm triển khai được làm rõ, chủ đầu tư xác dự định vốn vay thương mại hơn 1.000 tỷ đồng để triển khai dự án, khoản đầu tư “tính cua trong lỗ” này đã không được các tổ chức tín dụng giải ngân.

Tuy nhiên, TP Hải Phòng cũng chưa thể “khai tử” dự án bởi còn phải “nghiên cứu”, tính toán bồi hoàn lại cho chủ đầu tư những khoản chi phí hợp pháp đã bỏ ra.

Siêu dự án cũng có nguy cơ bị bỏ hoang

Khu CN nam cầu Kiền rộng 108ha được TP Hải Phòng giao cho Cty cổ phần CN tàu thủy Shinec làm chủ đầu tư. Được bàn giao mặt bằng sạch, nhưng đến nay, Cty cổ phần CN tàu thủy Shinec vẫn còn nợ hơn 1,5 tỷ đồng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. DN này cũng không thực hiện việc hoàn thiện một số hạng mục của khu tái định cư. Khu CN rộng hàng trăm ha được chủ đầu tư xây dựng “lổn nhổn” mấy con đường để “xẻ” đất ra cho thuê, nhiều cánh đồng bị thu hồi đất vẫn bỏ hoang.

Điều đáng nói, từ đầu năm 2012, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT, cổ đông lớn trong DN (DN có cổ phần Nhà nước), đại biểu HĐND TP Hải Phòng đã cùng một số cổ đông khác tùy tiện chuyển nhượng cổ phần của mình tại DN cho bên nhận chuyển nhượng là Cty cổ phần tư vấn Trường Sa (trụ sở tại TP HCM) khi chưa thông qua đại hội cổ đông. Ông Điệp cùng nhóm cổ đông chuyển nhượng cổ phần đã bàn giao Cty cổ phần CN tàu thủy Shinec cho bên nhận chuyển nhượng, hành động này cũng đồng nghĩa với việc Khu CN nam cầu Kiền đã đổi chủ.

Không hay biết việc này, tháng 6-2012, TP Hải Phòng vẫn “sức” công văn yêu cầu ông Điệp và các cá nhân có liên quan phải khẩn trương giải quyết những vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư. Có một thực tế, từ khi nhận quyền điều hành Cty cổ phần CN tàu thủy Shinec, nhóm cổ đông Cty cổ phần tư vấn Trường Sa cũng chẳng buồn điều hành DN này, điều này đã khiến cho Khu CN nam cầu Kiền rơi vào tình trạng vô chủ.

Khu CN Nam cầu Kiền chưa phải là khu CN duy nhất của TP Hải Phòng gặp khó bởi sự thiếu trách nhiệm của những cá nhân có liên quan. Ngày 27-10-2010, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã công bố quy hoạch 1/2000 Khu công nghiệp - đô thị Tràng Cát rộng 790,79ha do Cty phát triển đô thị Kinh Bắc thuộc quyền sở hữu của đại gia Đặng Thành Tâm làm chủ đầu tư triển khai thực hiện tại phường Tràng Cát, quận Hải An.

Theo dự án được Cty phát triển đô thị Kinh Bắc, đây là khu công nghiệp công nghệ cao kết hợp với khu vui chơi giải trí, khu biệt thự lấn biển có tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lên đến 70 triệu USD. Siêu dự án khu công nghiệp đô thị được Cty phát triển đô thị Kinh Bắc và Tập đoàn Foxcom (Đài Loan) cùng góp vốn thực hiện dự án.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo quận Hải An, kể từ khi cơ quan chức năng công bố quy hoạch 1/2000, phía nhà đầu tư đã không còn “tiếp xúc” với chính quyền địa phương, DN không triển khai thêm bất cứ hoạt động xúc tiến đầu tư nào. Cả nghìn ha đất đã được quy hoạch vẫn “treo” trên giấy. Người đại diện cho Cty phát triển đô thị Kinh Bắc cũng không liên lạc được.

Trên địa bàn Hải Phòng hiện có 10 khu công nghiệp sử dụng 3.548ha đất. Mới chỉ có 550ha đất (đạt xấp xỉ 20%) được nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất từ các chủ đầu tư khu công nghiệp.
  • Bất động sản 2013 có được cứu?

    Bất động sản 2013 có được cứu?

    CafeLand - Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là thị trường bất động sản sẽ bước qua thêm một năm sóng gió kể từ khi rơi vào khó khăn năm 2009. Hiện vấn đề về cứu bất động sản đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và cũng đã có nhiều cuộc họp bàn bạc về vấn đề này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại việc giải cứu thị trường vẫn còn dựa trên “đề xuất” chờ “nghiên cứu” “xem xét”. Liệu bất động sản có được giải cứu hay không, nếu được thì vào thời điểm nào dường như vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời đáp.

  • Được bơm tiền, đại gia BĐS chưa thoát cửa tử

    Được bơm tiền, đại gia BĐS chưa thoát cửa tử

    Bất cập lớn nhất của BĐS là sự mất cân đối cung - cầu trên thị trường BĐS từ quy mô, cấu trúc sản phẩm tới giá cả. Khi các DN BĐS chưa thực lòng tái cơ cấu thì có bơm tiền cũng khó cứu. <br/br>

Theo Nam Khánh (PL&XH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.