Một dự án căn hộ ở khu Đông TP.HCM. Ảnh: Thanh Thịnh
Theo CBRE, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào trước tháng 6/2020, giá nhà vẫn sẽ giữ ở mức cao, nhưng nếu nó kéo dài đến tháng 9, giá nhà và cả số căn tiêu thụ được có thể giảm mạnh.
Thống kê của công ty này cho thấy, trong quý 1/2020 có 3.606 căn hộ được chào bán tại 11 dự án. So với số lượng căn hộ mở bán trung bình tại TP.HCM khoảng 7.000 căn vào mỗi quý, nguồn cung căn hộ đầu năm 20120 chỉ bằng phân nửa. Đây cũng là con số mở bán trong quý thấp nhất trong 3 năm vừa qua.
Nguyên nhân, theo CBRE, là do dịch Covid-19 cùng với vấn đề chậm cấp phép và kỳ nghỉ tết dài đã làm giảm nguồn cung chào bán tại TP.HCM. Một số dự án tại Nhà Bè, quận 2, quận 9 và quận 10 đã tạm hoãn sự kiện chào bán trong quý vừa qua vì quy định hạn chế các sự kiện đông người của Chính phủ nhằm chống sự lây lan của dịch.
Trong bối cảnh nguồn cung hạn chế và giá tăng cao, tình hình tiêu thụ vẫn tốt, đặc biệt là phân khúc trung cấp. Tỷ lệ tiêu thụ đạt từ 80-100% được ghi nhận tại một số dự án của chủ đầu tư uy tín.
Tuy nhiên, với tình hình dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng từ giữa tháng 3 và lệnh cấm hội họp đông người nghiêm ngặt hơn thì lượng quan tâm của người mua giai đoạn này đã giảm nhiệt.
Cụ thể, trong quý 1 có 3.757 căn hộ được tiêu thụ, giảm 32% so với quý trước và 37% so với năm trước. Thị trường tiếp tục hấp thụ nguồn cung còn lại từ các dự án cũ.
CBRE dự báo hai kịch bản có thể xảy ra đối với thị trường căn hộ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường.
Với kịch bản thứ nhất, nếu đại dịch được kiểm soát vào tháng 6, giá nhà toàn thành phố có thể tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao như hiện nay, thậm chí tăng 5% so với năm 2019.
Trong đó, phân khúc trung cấp và bình dân được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn chỉ 1-3% theo năm do tính cạnh tranh cao từ số lượng lớn nguồn cung. Các dự án cao cấp dự kiến có mức tăng giá cao hơn, khoảng 5% theo năm. Các dự án hạng sang được cấp phép tại quận 1 và quận 3 có giá bán dự kiến tăng 5-7% theo năm, do sự khan hiếm quỹ đất tại khu vực trung tâm. Lượng giao dịch dự kiến giảm 3% so với năm 2019, chủ yếu ở các dự án cao cấp và hạng sang do tác động của dịch.
Trong kịch bản thứ hai, khi dịch bệnh sẽ kéo dài đến tháng 9, ảnh hưởng lên thị trường sẽ rõ rệt hơn với lượng căn hộ chào bán giảm hơn 40% theo năm, còn khoảng 15.000 căn. Lượng căn hộ giảm dự kiến tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang.
Giá bán sơ cấp giảm 5% theo năm do lượng hàng chào bán tập trung chủ yếu tại phân khúc trung cấp. Lượng giao dịch giảm mạnh do tác động của dịch làm hạn chế các sự kiện mở bán tập trung.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, nhận định dịch Covid-19 kéo dài hơn sẽ tác động đến nguồn cầu từ nhóm khách mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài.
Theo bà Dung, với việc tạm ngừng các chuyến bay và thắt chặt cấp thị thực, khách nước ngoài sẽ khó tiếp cận thị trường bất động sản tại Việt Nam. Nhóm khách đầu tư cho thuê cũng chịu ảnh hưởng từ việc hạn chế chuyến bay và di chuyển giữa các tỉnh.
“Nhóm khách mua để ở sẽ khó sử dụng vốn vay ngân hàng do lãi suất biến động và ngân hàng có thể sẽ áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn trong việc chứng minh thu nhập và phương án trả nợ vay”, bà Dung cho biết.
Việc hạn chế tiếp xúc và giảm các sự kiện tập trung đông người cũng đã tác động đến cách thức bán hàng của sản phẩm nhà ở. Các chủ đầu tư đã nhanh chóng có phương án bán hàng trực tuyến như sử dụng ứng dụng bán hàng, tài liệu bán hàng, phim thực tế nhà mẫu,....
Ngoài các hoạt động bán hàng, các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng, đặc biệt là quản lý dự án, đang dần trở nên quan trọng hơn. Khi dịch Covid-19 bùng phát, người mua để ở và nhà đầu tư chú trọng nhiều vào chất lượng quản lý dự án, theo hướng tăng cường các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và các yếu tố liên quan đến sức khỏe khác.
-
Nhà ở vừa túi tiền vẫn đắt hàng trong mùa dịch
CafeLand - Trái với dự đoán của nhiều người, rằng giá bất động sản, trong đó có căn hộ sẽ giảm trong bối cảnh dịch Covid-19. Ghi nhận thực tế cho thấy tại một số dự án căn hộ có giá từ 1,5-2 tỉ đồng giao dịch có chậm lại, nhưng giá bán không giảm, thậm chí còn tăng.
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.
-
TP.HCM kêu gọi đầu tư 16 dự án bất động sản
UBND TP.HCM vừa ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó lĩnh vực bất động sản có 16 dự án