09/01/2020 8:18 AM
CafeLand – Nhiều chuyên gia lạc quan, cho rằng trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục giữ đà tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nghẽn cần tháo gỡ, trong đó có cơ sở hạ tầng giao thông.

Chuyên gia tại hội thảo Vượt trên trạng thái "Bình thường mới"

Tại hội thảo Vượt trên trạng thái “Bình thường mới” - Việt Nam giữ nhịp tăng trưởng trong năm 2020 do Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia nhận định, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi.

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Ngân Hàng TP.HCM, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những “bình thường mới” trong năm 2019 vừa qua. Suốt từ thập niên 70 trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam thường hứng chịu cơn suy thoái, thậm chí là khủng hoảng trầm trọng vào những năm có đuôi số 9. Tuy nhiên, năm 2019 khép lại với chỉ số ICOR dự kiến ở mức 6,07%, thấm hơn nhiều so với những năm trước đó.

Năm 2019 cũng là năm thứ năm lạm phát xóa bỏ chu kỳ hai năm cao, một năm thấp. Nếu như trước đây Việt Nam lo sợ lạm phát bùng phát, tỷ giá bất ổn trước các cú sốc thương mại, tăng giá thực phẩm hay các mặt hàng nhu yếu phẩm, thì năm 2019 lạm phát được kiềm chế dưới mốc 4%, bất chấp những biến động trên thế gới, trong đó có căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Thêm vào đó, mức thâm hụt tín dụng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy dòng vốn tín dụng đã được định hướng vào khu vực kinh tế thực, từ đó tạo ra nhiều hơn những giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Trong năm 2020, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, vẫn có những điểm nghẽn trong quá trình Việt Nam phát triển vượt bẫy thu nhập trung bình. Trong những điểm nghẽn này, đầu tư cơ sở hạ tầng là vấn đề lớn nhất cần được tháo gỡ.

Trong suốt giái đoạn 2016 – 2019, Việt Nam không có dự án, công trình lớn nào về cơ sở hạ tầng được triển khai. Trong khi hai đại dự án từng được kỳ vọng như tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông của Hà Nội và tuyến metro tại TP.HCM tiếp tục đội vốn, trì hoãn tiến độ chưa định ngày về đích. Những dự án này không chỉ bế tắc trong huy động vốn, sự kém trong công tác thẩm định, chuẩn bị và thực thi dự án cũng cần được khắc phục.

Một dự án hạ tầng rất quan trọng khác là sân bay quốc tế Long Thành cũng trở thành chủ đề được tranh luận thời gian qua. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đã có tới 10 năm để chuẩn bị cho một báo cáo nghiên cứu khả thi song đến khi trình lên Quốc hội vẫn gây những tranh cãi và bức xúc trong dự luật. Đặc biệt liên quan đến tổng vốn đầu tư lên đến 16 tỉ USD chi phí xây dựng.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng trong quá khứ Việt Nam đã từng có giai đoạn đầu tư rất mạnh cho cơ sở hạ tầng giao thông. Đặc biệt, giai đoạn năm 2006, chi phí dành cho phát triển hạ tầng chiếm đến 12% tổng GDP, mức rất cao so với nhiều nước trong khu vực.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, chúng ta đã không tận dụng được nguồn lực này. Nhiều dự án rầm rộ triển khai nhưng lại dang dở, ì ạch tiến độ, một số khác chỉ nằm trên giấy không thể triển khai gây lãng phí lớn.

Cũng theo ông Thành, năm 2020 là thời điểm quan trọng để đánh giá liệu dòng vốn đầu tư được mong đợi chuyển dịch từ Trung Quốc và các nước châu Á khác vào Việt Nam có thật sự đến hay không.

Ông Thành cho biết, năm 2019 rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn những doanh nghiệp này chỉ đang trong trạng thái thăm dò, chưa có hoạt động ký kết hợp đồng. Do đó, năm 2020 là bước đệm quan trọng để xem liệu dòng vốn này có đến thật sự hay không.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam trong năm 2020 vẫn giữ trạng thái lạc quan. Song đâu đó vẫn có những mối lo, nhất là trong quý 4/2019 các chỉ số tăng trưởng có dấu hiệu chững lại, áp lực về áp lực về mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2020 cũng sẽ nhiều hơn.

Ông Thành cho biết, trong năm 2020, những ngành nghề được quan tâm hơn cả sẽ là du lịch và lưu trú, giáo dục, năng lượng xanh và tái tạo, logictics, công nghệ… Đây cũng là xu hướng chung trên thế giới. Đối với Việt Nam, ba lĩnh vực mà nhà đầu tư đang nhắm đến gồm dịch vụ tiêu dùng, nhóm liên quan đến dịch vụ công nghệ hỗ trợ và nhóm liên quan đến tài chính, đặc biệt là bất động sản.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.