Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung nguồn lực để phát triển và hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông gồm đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng biển. Đây sẽ là nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hình minh họa

Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này sẽ đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống hạ tầng giao thông nội tỉnh và liên vùng.

Cụ thể, đường bộ quốc gia sẽ có các dự án nổi bật gồm: tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông (đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo) với quy mô quy hoạch 6 làn xe qua địa bàn tỉnh; 3 tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 27, quốc lộ 27B.

Mạng lưới đường tỉnh sẽ nâng cấp, cải tạo 10 tuyến đường tỉnh hiện có đạt quy mô tối thiểu đường cấp III, IV (trong đó điều chỉnh kéo dài 8 tuyến).

Phát triển 7 tuyến đường tỉnh mới và 2 tuyến đường kết nối từ Cảng Cà Ná đến khu vực Nam Tây Nguyên và kết nối huyện Ninh Sơn với huyện Đức Trọng-Lâm Đồng nhằm tăng cường kết nối các khu vực trong tỉnh và kết nối liên vùng với quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.

Đối với các đoạn tuyến đi qua đô thị, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch đô thị; đối với các đoạn tuyến đi qua các khu dân cư tập trung, nghiên cứu quy mô, hướng tuyến theo điều kiện đặc thù khu vực. Đường bộ ven biển gồm 1 tuyến được nâng cấp từ ĐT.701, ĐT.702 với quy mô tối thiểu đường cấp III.

Về đường sắt giai đoạn đến năm 2030 sẽ theo quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia gồm nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh; xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường đôi, khổ 1.435mm.

Giai đoạn đến năm 2050 sẽ khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt. Trong trường hợp địa phương hoặc nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai sớm hơn.

Đường sắt chuyên dụng sẽ phát triển tuyến đường sắt nối từ cảng tổng hợp Cà Ná đến ga Cà Ná nhằm phát triển vận tải đa phương thức trên địa bàn tỉnh, khổ 1.000mm.

Về hàng không sẽ phát triển sân bay Thành Sơn thành cảng hàng không quốc nội để khai thác lưỡng dụng, quy mô sân bay cấp 4C.

Về phát triển hệ thống cảng biển bao gồm khu bến Cà Ná: tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời, hàng container, hang lỏng/khí trọng tải lên đến 100.000 DWT và lớn hơn khi đủ điều kiện.

Khu bến Ninh Chữ: gồm các bến tổng hợp, bến khách, hàng lỏng tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 10.000 tấn.

Phát triển hai cảng cạn gồm cảng cạn Cà Ná năng lực thông qua 150.000-200.000 Teu/năm. Cảng cạn Lợi Hải năng lực thông qua 50.000-70.000 Teu/năm.

Đường thủy nội địa phát triển mới 03 tuyến nhằm phục vụ phát triển du lịch (luồng Ninh Chữ - Mũi Dinh - Cà Ná; luồng Bình Sơn - Hòn Đỏ - Thái An - Vĩnh Hy; luồng Bình Tiên - Bãi Kinh - Vĩnh Hy) kết nối các bến, cụm bến du lịch được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Bến thủy nội địa địa phương phát triển mới 10 bến thủy gắn với các điểm du lịch ven biển trên địa bàn tỉnh, gồm: 05 bến thủy tại huyện Ninh Hải là các bến: Bãi Kinh, Vĩnh Hy, Thái An, Bình Tiên, Hòn Đỏ; 02 bến thủy tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là bến: Bình Sơn - Ninh Chữ, bến Đông Hải; 02 bến tại huyện Thuận Nam là bến Mũi Dinh, Bến Cà Ná; 01 bến du thuyền Ninh Chữ tại huyện Ninh Hải.

Xem thêm quy hoạch tỉnh Ninh Thuận TẠI ĐÂY

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.